【kết quả cúp quốc gia colombia】Có vốn 100 tỷ đồng mới được thành lập Công ty TNHH nhà nước một thành viên
TheóvốntỷđồngmớiđượcthànhlậpCôngtyTNHHnhànướcmộtthànhviêkết quả cúp quốc gia colombiao đó, việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ được xem xét khi đáp ứng đủ 4 điều kiện: 1- Thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập công ty TNHH một thành viên quy định; 2- Đảm bảo đủ vốn điều lệ quy định; 3- Có Hồ sơ hợp lệ và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 4- Việc thành lập công ty TNHH một thành viên phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế.
Công ty TNHH một thành viên được xem xét thành lập ở những ngành, lĩnh vực, địa bàn: Ngành, lĩnh vực, địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ; truyền tải hệ thống điện quốc gia; nhà máy thủy điện đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; các cảng hàng không; cảng biển tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế; quản lý điều hành bay; điều hành vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị;...
Công ty TNHH một thành viên khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng.
Trường hợp kinh doanh những ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định thì ngoài điều kiện quy định nêu trên, vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên khi thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó.
Đối với công ty TNHH một thành viên hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn đặc thù hoặc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thì vốn điều lệ có thể thấp hơn mức quy định nêu trên nếu có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
5 trường hợp giải thể công ty TNHH một thành viên
Nghị định cũng quy định cụ thể điều kiện giải thể công ty TNHH một thành viên. Theo đó, công ty TNHH một thành viên bị xem xét giải thể trong 5 trường hợp: 1- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn; 2- Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; 3- Kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp và có số lỗ lũy kế bằng 3/4 vốn nhà nước tại công ty trở lên, nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản; 4- Không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 2 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết; 5- Việc tiếp tục duy trì công ty là không cần thiết.
Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Việc giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải phù hợp với Đề án tổng thể về sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; trường hợp việc giải thể công ty TNHH một thành viên chưa được quy định tại Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, cơ quan quyết định thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014./.
Theo VGP