【lịch thi đấu u19 hôm nay】Giá vàng liên tục lập đỉnh, bao giờ sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ
Giá vàng hôm nay 21/10/2023: Giá vàng 9999,ávàngliêntụclậpđỉnhbaogiờsửađổiNghịđịnhNĐlịch thi đấu u19 hôm nay SJC, 24K, DOJI, PNJ tăng vọt cán mốc 71 triệu đồng/lượng Nhà đầu tư nên bán hay chờ khi giá vàng lập đỉnh mới? Với 100 triệu đồng, mua vàng hay gửi tiết kiệm ngân hàng, kênh nào lời hơn? |
Giá vàng vẫn “một mình một chợ”, liên tục lập đỉnh
Trong tuần qua, giá vàng trong nước tiếp tục có nhiều biến động mạnh, vàng SJC vượt mốc 71 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn lên 59 triệu đồng/lượng. Mức cao nhất trong hơn một năm trở lại đây với vàng SJC và cao nhất trong lịch sử đối với vàng nhẫn. Giá vàng trong nước tăng cao cũng là lúc khoảng cách với vàng thế giới càng nới rộng. Đồng thời câu chuyện về quản lý thị trường vàng lại được nhiều người nhắc đến.
Một số doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Hà Nội thừa nhận gần đây, do giá vàng biến động nhiều, thị trường xuất hiện không ít người lướt sóng vàng. Họ theo dõi thị trường quốc tế, khi thấy giá vàng thế giới đi lên thì gom mạnh vàng miếng SJC với kỳ vọng loại vàng này sẽ tăng giá. Khi đạt mức giá kỳ vọng, họ chủ động bán ra để chốt lời. Từ đó, giá vàng SJC có thời điểm tăng - giảm cả triệu đồng/lượng.
Một chuyên gia nghiên cứu thị trường vàng cho biết, sau khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ tháng 5/2012, thị trường không có nguồn cung vàng nguyên liệu; nhà nước cũng không sản xuất thêm vàng miếng SJC. Trong khi đó, người dân luôn muốn nắm giữ vàng miếng SJC khiến giá của loại vàng này ngày càng tăng và cao hơn giá vàng thế giới hàng chục triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC và vàng nhẫn liên tục lập đỉnh trong tuần qua |
Theo chuyên gia này, hiện các doanh nghiệp hay nhà đầu tư giao dịch vàng SJC chủ yếu là để kiếm lời từ việc mua thấp - bán cao.
PGS, TS. Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế nêu quan điểm, Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã góp phần tạo sự ổn định cho thị trường vàng, nhưng một số quy định trong Nghị định này không còn phù hợp.
Theo ông Long, thời gian qua các cơ quan chức năng đã triệt phá nhiều đường dây buôn lậu vàng, song đó mới chỉ giải quyết được phần ngọn. Bởi nguyên nhân của tình trạng này chính là việc giá vàng trong nước chênh lệch rất nhiều so với giá thế giới. “Thị trường vàng trong nước đã “đóng cửa” suốt gần chục năm nay, không có sự liên thông với thế giới, dẫn tới mất cân đối trong cung - cầu” - ông Long nhận định.
Đã đến lúc sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP
Theo các chuyên gia và các doanh nghiệp đã đến lúc, Ngân hàng Nhà nước sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước nên khảo sát đầy đủ, cần tăng nguồn cung để bình ổn thị trường, làm cho giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới. Các doanh nghiệp vàng cho rằng, nhà nước chưa cần thiết nhập khẩu một lượng lớn vàng nguyên liệu mỗi năm mà chỉ cần tuyên bố có lộ trình thực hiện tăng nguồn cung vàng miếng, kéo giảm mức độ chênh lệch giá vàng trong nước với giá thế giới. Khi đó, giá vàng SJC có thể giảm mạnh hàng triệu đồng/lượng.
Các chuyên gia, doanh nghiệp kiến nghị bỏ độc quyền vàng miếng |
Các doanh nghiệp cũng khẳng định, việc nhập khẩu vàng hằng năm sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tỷ giá vì số ngoại tệ bỏ ra không nhiều so với việc nhập khẩu ở các lĩnh vực khác như ô tô hay điện thoại. Đồng thời, nhà nước nên mở rộng thêm 4 - 5 thương hiệu vàng miếng nhằm cạnh tranh với vàng miếng SJC.
“Như thế, giá vàng SJC sẽ từng bước lùi về sát với giá thế giới, giảm bớt thiệt thòi cho người mua. Đồng thời, Nhà nước có thể mở rộng đối tượng được phép kinh doanh vàng miếng để phù hợp với giao dịch thực tế trên thị trường” - đại diện một doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Hà Nội kiến nghị.
Cũng đề xuất sửa đổi các quy định của Nghị định 24/2012/NĐ-CP, ông Huỳnh Trung Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) cho hay, tình hình thị trường vàng hiện nay đã thay đổi nhiều so với 10 năm trước, do đó cần điều chỉnh, nhằm khơi thông thị trường vàng và thu hẹp khoảng cách về giá trong nước và quốc tế. Ông Khánh cho biết, VGTA đã có kiến nghị về việc sửa đổi Nghị định 24/2012/NĐ-CP.
Theo ông Khánh, ở các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, các hoạt động sản xuất - kinh doanh vàng vật chất (gồm vàng nữ trang, vàng miếng, vàng nguyên liệu 99,99%...) đều do các bộ Thương mại và Kinh tế quản lý. Các giao dịch vàng phi vật chất như vàng tài khoản, hợp đồng vàng tương lai và hợp đồng vàng phái sinh sẽ do ngân hàng thương mại các nước kiểm soát dưới sự quản lý của ngân hàng trung ương hoặc được giao dịch trên các sàn chứng khoán quốc gia dưới sự quản lý của Bộ Tài chính.
"Riêng xuất nhập khẩu vàng cũng nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp và kiểm soát bằng hạn ngạch”- ông Khánh kiến nghị.
Trong báo cáo gửi Quốc hội đầu tháng 5/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã thông tin về tổng kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cho biết, đã tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra trên cả nước để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vàng, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền, yêu cầu khắc phục tồn tại phát hiện sau kiểm tra, thanh tra.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong tháng 11/2022, Ngân hàng Nhà nước tiến hành lấy ý kiến 63 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, tỉnh phố về đánh giá, tổng kết Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Trên cơ sở đó, Ngân hàng Nhà nước sửa dự thảo báo cáo đánh giá, tổng kết Nghị định.
Tháng 2/2023, Ngân hàng Nhà nước đã gửi xin ý kiến các bộ, ngành liên quan và Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam. Đến cuối tháng 5/2023, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được đầy đủ các ý kiến. Đầu tháng 6, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp đã có buổi trao đổi trực tiếp với một số hiệp hội kinh doanh vàng để tìm hiểu kinh nghiệm quản lý thị trường vàng tại một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
“Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổng hợp ý kiến của các bộ, ngành và Hiệp hội kinh doanh vàng và xây dựng Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tổng kết Nghị định 24/2012/NĐ-CPtrong năm 2023”- báo cáo của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ.