Kể từ ngày 1-1-2017,ẽxửphạthnhvikhnglmthủtụcđăngksangtnxechnhchủxem kết quả hạng nhất anh hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe chính chủ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 46/2016 của Chính phủ. Để hiểu rõ quy định giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người và quy định xử phạt hành chính đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe, phóng viên có cuộc phỏng vấn thiếu tá Lương Chí Sững (ảnh),Phó đội trưởng Đội Tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh.
Xin đồng chí cho biết các quy định giải quyết đăng ký sang tên xe đối với những trường hợp xe môtô đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người và khi nào thì không áp dụng các quy định này nữa ?
- Đối với xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô đã chuyển nhượng qua nhiều chủ nhưng chưa làm thủ tục sang tên thì chủ phương tiện phải đến cơ quan nơi đăng ký xe để làm thủ tục sang tên. Cơ quan đăng ký sẽ tiếp nhận và hướng dẫn làm thủ tục sang tên, di chuyển xe môtô hai bánh, môtô ba bánh, xe gắn máy đã đăng ký chuyển nhượng qua nhiều chủ nhưng không có chứng từ chuyển nhượng hoặc chứng từ chuyển nhượng không đầy đủ. Xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe có kết cấu tương tự đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người được giải quyết đăng ký sang tên theo quy định tại Điều 24 của Thông tư 15/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an có hiệu lực đến hết ngày 31-12-2016.
Kể từ ngày 1-1-2017, quy định xử phạt xe không chính chủ có hiệu lực, vậy người dân hiểu quy định này như thế nào? Trường hợp nhiều người trong gia đình sử dụng chung một xe hoặc trường hợp mượn xe sử dụng có bị xử phạt hành chính khi cảnh sát giao thông kiểm tra không ?
- Nghị định 46 quy định, khi mua bán phương tiện thì trong vòng 30 ngày người điều khiển phương tiện phải thực hiện thủ tục sang tên. Khoản 9 Điều 76 Nghị định này cũng quy định việc xác minh để phát hiện hành vi không làm thủ tục sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên và qua công tác đăng ký. Việc xử phạt nhằm tác động tới ý thức của chủ phương tiện về việc đảm bảo tài sản của mình, tránh những trường hợp tranh chấp không đáng có khi không sang tên. Trong công tác giải quyết tai nạn giao thông, việc đăng ký xe chính chủ sẽ giúp rất nhiều cho lực lượng chức năng trong quá trình điều tra, giải quyết các vụ việc có liên quan.
Nghị định này cũng chỉ áp dụng xử phạt đối với những chủ phương tiện là người đứng tên đăng ký không thực hiện sang tên đổi chủ, chứ không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện. Không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe, chẳng hạn như trong một nhà, vợ chồng, con cái, anh em đi xe của nhau là hết sức bình thường, chỉ cần mang theo giấy chứng nhận đăng ký là được. Tuy nhiên, trong trường hợp di sản thừa kế, bố mẹ cho con,… thì phải sang tên theo đúng quy định. Bên cạnh đó, cảnh sát giao thông cũng không được dừng bất cứ phương tiện nào để kiểm tra với lỗi sang tên đổi chủ mà chỉ dừng kiểm tra các phương tiện khi phát hiện lỗi vi phạm giao thông. Chẳng hạn như người đi xe máy không đội nón bảo hiểm, cảnh sát dừng xe kiểm tra, nếu phát hiện chiếc xe mua bán qua nhiều lần, quá thời gian không sang tên đổi chủ thì sẽ phạt thêm lỗi không sang tên đổi chủ.
Khi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe sẽ bị phạt như thế nào, thưa đồng chí ?
- Việc áp dụng xử phạt đối với chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua, được cho, tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe môtô, xe gắn máy, các loại tương tự xe môtô. Hành vi vi phạm này chủ xe sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân; từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức.
Xin cảm ơn đồng chí !
MAI PHÚC - HOÀI XUYÊN thực hiện