【kq h2 y】Hiến định rõ về mô hình chính quyền địa phương

Thảo luận toàn thể tại Hội trường,ếnđịnhrvềmhnhchnhquyềnđịaphươkq h2 y chiều 3/6, một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là việc quy định mô hình chính quyền địa phương trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sao cho đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong thời gian tới.

Đại biểu Phạm Đức Châu (đoàn Hà Nam).Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đại biểu Lê Văn Tấn (đoàn Hà Nam) cho rằng chỉ quy định về đơn vị hành chính và quy định về tổ chức chính quyền địa phương như hiện nay còn nhiều bất cập. Ví như chính quyền xã, phường có nhiệm vụ gần như cấp huyện, cấp tỉnh, trong khi tổ chức bộ máy của xã lại rất nhỏ, chất lượng thấp, chưa đáp ứng yêu cầu.

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh cho rằng vai trò quan trọng của chính quyền địa phương phải được hiến định chứ không phải luật định.

Xem xét ở góc độ của một đô thị lớn, TS Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, phân tích nên tổ chức chính quyền thành 2 cấp, cấp tỉnh và cơ sở. Bởi chính quyền địa phương thực thi pháp luật và đại diện cho lợi ích cộng đồng địa phương trên nguyên tắc “thống nhất về hành chính nhưng không đồng nhất về tổ chức”.

Đại biểu Trần Thị Hoa Sinh (đoàn Lạng Sơn) đề nghị Ủy ban Dự thảo phải đưa ra được khái niệm mô hình chính quyền địa phương chuẩn xác nhất trong quá trình thảo luận, xây dựng mô hình chính quyền địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, đồng thời phân biệt rõ nhiệm vụ, vị trí của HĐND và UBND để đưa vào dự thảo hiện nay.

Đại biểu Đinh Thị Phương Lan (đoàn Quảng Ngãi) nhấn mạnh, mô hình chính quyền địa phương hiện nay chưa phân biệt giữa chính quyền đô thị và nông thôn. Chính tính không linh hoạt này đã giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm nội dung về tổ chức thẩm quyền, nguyên tắc hoạt động của chính quyền địa phương và làm rõ thêm một số quy định trong Dự thảo.

Tán thành quan điểm này, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội Chu Sơn Hà kiến nghị, cần phân biệt quản lý đô thị và nông thôn thì chỉ cần thiết kế các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND từng vùng, lãnh thổ phù hợp với mô hình chính quyền đô thị và nông thôn khi sửa Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân. Thực hiện như vậy sẽ bảo đảm cải cách thể chế quản lý nhà nước mà vẫn giữ được quyền cơ bản của người dân khi thực hiện quyền đại diện của mình.

Đề cập về việc xây dựng chính quyền địa phương trong khi đang thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường hiện nay, đại biểu Huỳnh Nghĩa (đoàn Đà Nẵng), Giàng Thị Bình (đoàn Lào Cai) đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm tổng kết, đánh giá khoa học, khách quan về việc thí điểm này làm cơ sở quyết định còn giữ lại các cấp HĐND như trong Hiến pháp 1992 hay không. Nếu không còn HĐND thì cũng cần nghiên cứu để xây dựng mô hình chính quyền đô thị gắn với đô thị và chính quyền nông thôn gắn với nông thôn hiện nay.

Nguồn: Chinhphu.vn