Bệnh nhân điều trị lao phổi tại BV Lao phổi tỉnh sau thời gian dài nghiện thuốc lá
Không có lý do để bao biện
Anh Nguyễn Văn H. (Thủy Châu,ốclákhôngnhờvàophéplạsoi kèo ac milan vs as roma Hương Thủy) hút thuốc lá hơn 20 năm nay. So với thời điểm mới hút thuốc, lượng thuốc lá sử dụng tăng lên dần. Có thời điểm, bình quân 1 ngày anh H. hút gần 1,5 gói thuốc. Sáng ngủ dậy hút thuốc lá, chuẩn bị đi làm hút, đến cơ quan uống trà lại hút… Thậm chí, trước lúc lên giường ngủ anh H. cũng hút. Dù được người nhà nhắc nhở, động viên nhưng anh H. cho rằng mình khó bỏ thuốc nên thờ ơ với những lời cảnh báo. Chỉ đến khi đi khám bệnh, kết quả xét nghiệm cho thấy, nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mạn, anh "hoảng" nên quyết tâm cai thuốc lá. Anh áp dụng kế hoạch giảm dần số lần hút trong ngày, dùng thức ăn vặt thay thế cho số lần hút thuốc, tránh xa môi trường có khói thuốc lá…
Thời gian đầu, anh cảm thấy bứt rứt trong người, như thiếu thứ gì đó. Anh cố gắng chịu đựng, khi thèm thuốc, anh dùng trái cây thay thế. Sau một tháng, anh H. đã dứt cơn thèm thuốc. Thời gian tiếp theo anh không cần tránh môi trường có thuốc lá nhưng vẫn chịu được. Anh H. chia sẻ, trước đây anh nghĩ bản thân không thể bỏ thuốc, nhưng bây giờ chẳng có lý do gì để bao biện cho việc nghiện thuốc. Điều ấy nhờ vào bản lĩnh, lý trí của mỗi người.
Theo các chuyên gia, người nghiện thuốc lá tìm đến thuốc để tìm cảm giác sảng khoái, hưng phấn, thậm chí họ còn mang tâm lý hút thuốc để tăng khả năng tập trung chú ý. Với họ, hút thuốc lá như một phản xạ có điều kiện chứ không phải là do nhu cầu cơ thể thực sự thiếu nicotine. Thói quen hút thuốc lá xuất hiện trong các tình huống cụ thể, lặp đi lặp lại theo đúng thứ tự trong thời gian dài. Điển hình, như hút thuốc sau khi ăn xong, hút thuốc sau khi uống cà phê, hút thuốc khi gặp bạn bè…
Khi hút thuốc lá trở thành nhu cầu cần thiết, không thể cưỡng lại được thì cơ thể người nghiện cần nicotine để hoạt động bình thường. Thiếu nicotine sẽ xuất hiện các triệu chứng của hội chứng cai thuốc, như thèm hút mãnh liệt, cảm giác bứt rứt, buồn bã, lo lắng, thèm ăn, rối loạn giấc ngủ. Các triệu chứng này sẽ hết khi hút thuốc trở lại.
Tránh xa môi trường có khói thuốc
Một trong những yếu tố giúp cai nghiện thành công là tránh xa môi trường có khói thuốc. Môi trường xung quanh hút thuốc lá như gia đình, công sở là rào cản cho thành công cai thuốc lá. Người cai thuốc lá nên tạo ra xung quanh mình môi trường không hút thuốc lá; đồng thời, thông báo cho người thân, bạn bè biết mình đang cai thuốc lá để hỗ trợ bằng cách không hút thuốc lá trước mặt, không mời hút thuốc...
Đối với người nghiện, hút thuốc lá được thực hiện như phản xạ có điều kiện. Để phá bỏ chuỗi phản xạ có điều kiện này cần phải cắt bỏ ít nhất một mắt xích. Ví dụ bình thường sau khi ăn thường uống trà, hút thuốc lá. Vậy nên với người cai thuốc, sau khi ăn xong nên làm một việc gì đó khác với thói quen hằng ngày. Đối với người hay hút thuốc khi uống cà phê thì nên thay đổi khung giờ uống cà phê và uống với người khác.
Trong thời gian cai thuốc lá, bản thân người này có thể bị mất ngủ hoặc tăng cân. Mất ngủ thường thoáng qua và biểu hiện dưới dạng là khó đi vào giấc ngủ. Để không tăng cân, người cai thuốc nên thực hiện chế độ ăn hợp lý. Cần chuẩn bị sẵn một chút thức ăn vặt như trái cây, sữa chua đề phòng lúc hạ đường huyết. Tránh dùng kẹo, bánh ngọt làm thức ăn vặt vì sẽ dẫn đến tăng cân.
Theo Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá, không có phương pháp nào được gọi là “tuyệt vời” để cai thuốc lá. Không có loại thuốc nào có thể biến một người hôm qua còn hút cả gói thuốc lá thành người không hút thuốc lá chỉ sau một ngày. Thành công cai thuốc lá không phải nhờ vào “phép lạ” mà chỉ nhờ nỗ lực của bản thân. Điều kiện tiên quyết để cai thuốc lá thành công là quyết tâm của chính người muốn cai thuốc lá.
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều căn bệnh ung thư, như ung thư phổi, ung thư vòm họng... Bệnh viện K Trung ương cảnh báo, cuộc chiến phòng chống ung thư chưa bao giờ "nóng" như hiện nay. Sau mỗi một cá nhân mang trong mình căn bệnh ấy là nỗi đau của cả gia đình và cộng đồng.
Bệnh viện K khuyến cáo người dân nên đi khám, kiểm tra tầm soát ung thư sớm để có thể phòng ngừa hay chữa trị kịp thời giảm gánh nặng hậu quả ung thư mang lại. Một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư theo khuyến cáo của Bệnh viện K Trung ương “Không hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích”.
Bài, ảnh: Minh Cương