【avispa vs】Trung Quốc xoay xở ra sao với làn sóng di cư ồ ạt của dòng vốn?
Một trong những lựa chọn chính là xây dựng một “bức tường thành” xung quanh nền kinh tế có quy mô hơn 10 nghìn tỷ USD bằng những biện pháp kiểm soát vốn mới và toàn diện. Tuy nhiên,ốcxoayxởrasaovớilànsóngdicưồạtcủadòngvốavispa vs nếu áp dụng biện pháp này cũng có nghĩa là thừa nhận tình trạng nghiêm trọng của sự tháo chạy dòng vốn và đồng thời cũng rung lên một hồi chuông cảnh báo.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda là một trong những người đã kêu gọi Trung Quốc áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn để ngăn cản dòng vốn đang tháo chạy khỏi thị trường.
Nhiều đối tác thương mại của Trung Quốc cũng như các nhà sản xuất hàng hóa cơ bản trên toàn thế giới đang trông chờ vào một sự chuyển đổi suôn sẻ từ một nền kinh tế tăng trưởng nóng, dựa vào xuất khẩu, sang một sự tăng tưởng bền vững hơn, dựa vào tiêu dùng và dịch vụ của Trung Quốc.
Trên thực tế, sự chuyển đổi không phải là một điều dễ dàng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990 và thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến đang trải qua một đợt bán tháo tồi tệ trong tháng 1 đã tàn phá 1,8 nghìn tỷ USD.
Tất cả những diễn biến tồi tệ trên đang đặt các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc trong một tình thế bức thiết phải có những động thái để đối phó như thế nào?
Andrew Collier, một chuyên gia độc lập về Trung Quốc cho rằng, những điều Trung Quốc có thể làm lúc này không nhiều.
Sự di cư của dòng vốn cũng cho thấy các cơ hội đầu tư tốt hơn ở nước ngoài và đây cũng không hoàn toàn là một điều tồi tệ. Trong năm ngoái, các công ty của Trung Quốc đã đầu tư mức kỷ lục 61 tỷ USD vào các thương vụ mua bán ở nước ngoài để thâm nhập vào các thị trường mới trong một vài năm tới. Trong tháng vừa qua, Haier Group Corp đã công bố kế hoạch dành 4,5 tỷ USD để mua lại nhánh thiết bị gia dụng của General Electric Co.
Cảnh báo của Soros
Nhiều người Trung Quốc đang rục rịch chuyển tiền ra nước ngoài trước lo ngại rằng đồng nhân dân tệ có thể sẽ mất giá sâu, cùng với sự hoài nghi và bất an về những dự tính của chính phủ.
Trong bối cảnh đó, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã khẳng định không toan tính những thay đổi lớn trong chính sách tiền tệ. Trong năm ngoái, một lượng lớn dự trữ ngoại hối đã được sử dụng để hỗ trợ đồng nhân dân tệ. Các phương tiện truyền thông của nhà nước đã đưa ra cảnh báo đối với các nhà đầu cơ, bao gồm cả nhà đầu tư tỷ phú George Soros – người đã đưa ra dự báo về giai đoạn khó khăn kinh tế đối với Trung Quốc là chuyện “không thể tránh khỏi” - hãy quay trở lại và không nên bán khống đồng tiền này.
Mặc dù vậy, đồng nhân dân tệ vẫn tiếp tục lao dốc – xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm trong tháng 1. Đồng nhân dân tệ đã mất giá 5% trong vòng 1 năm qua. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã không hành động một cách độc lập hoàn toàn, mà vẫn phụ thuộc vào chủ ý của chính phủ, đó là thúc đẩy xuất khẩu bằng việc phá giá đồng nội tệ.
Một yếu tố nữa xói mòn niềm tin của những người gửi tiền Trung Quốc chính là những lựa chọn chính sách đầy khó khăn trước mắt. Nếu chính phủ nghiêm túc về việc hỗ trợ đồng nhân dân tệ, thì mức dự trữ ngoại hối 3,3 nghìn tỷ USD sẽ tiếp tục sụt giảm.
Các nhà phân tích lo ngại rằng, ngoại hối của Trung Quốc không có sự thanh khoản như mong đợi, hoặc một phần đã được dành cho tài trợ các dự án của chính phủ. Theo Blooomberg Intelligence, dự trữ của Trung Quốc có thể sẽ sụt giảm xuống mức đáng lo ngại vào giữa năm nay.
Trái lại, Yu Yongding, cựu cố vấn của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho rằng, các nhà hoạch định chính sách nên dừng việc can thiệp vào thị trường tiền tệ và bảo tồn lượng dự trữ ngoại hối.
Sau đó, có thể áp dụng các biện pháp “mạnh tay” hơn, ví dụ như tăng lãi suất hoặc để cho đồng nhân dân tệ sụt giảm. Tuy nhiên, những biện pháp đó sẽ gây ra rủi ro đáng kể đối với một nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và đang cần phải tái cấu trúc toàn diện các ngành công nghiệp nhà nước đang bị các khoản nợ đè nặng.
Biện pháp khắc nghiệt nhất chính là áp đặt các hạn chế về dòng chảy của vốn.
Viện tài chính quốc tế trong một báo cáo cho biết, không kỳ vọng việc áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn mạnh mẽ, do chính phủ không muốn gây nguy hiểm cho tiến trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và tự do hóa tài khoản vốn.
Áp lực về sự di cư ồ ạt của dòng vốn không ngừng gia tăng. Một ước tính cho thấy tình trạng nghiêm trọng mà Trung Quốc đang phải đối mặt chính là: nếu chỉ 5% của số dân 1,3 tỷ người của Trung Quốc chuyển 50.000 USD ra nước ngoài – mức tối đa cho phép – mức dự trữ ngoại hối 3,3 nghìn tỷ USD sẽ cạn kiệt toàn bộ./.
Mai Linh (Theo Bloomberg)