Trường Juntendo và trường Kitasato là 2 trường đại học tiếp theo sau ĐH Y khoa Tokyo (Nhật Bản) thừa nhận đã có hành động hạ thấp điểm chuẩn của thí sinh nam so với thí sinh nữ nhằm đảm bảo đạt đủ số lượng nam giới tiếp tục theo học ngành y.
Trao đổi với báo chí,êmhaitrườngYtạiNhậtBảnthừanhậncóhànhđộngkỳthịnữkết quả u20 nhật bản hôm nay Trưởng khoa Y trường Juntendo, ông Hiroyuki Daida cho biết: "Về mặt tinh thần, phụ nữ trưởng thành nhanh hơn và khả năng giao tiếp cũng khéo léo hơn nam giới trong thời điểm dự thi đại học. Trên phương diện nào đó, đây là cách tốt nhất để hỗ trợ các thí sinh nam”.
Nhiều người không đồng tình với cách phân biệt đối xử này.
Bên cạnh đó, Trường Juntendo cũng thông tin, ký túc xá dành cho nữ giới của trường không đủ để phục vụ đông đảo sinh viên nữ. Tuy nhiên, cách giải thích này không được dư luận đồng tình.
Trong khi đó, Trường ĐH Kitasato cũng đã thừa nhận trên website của trường về việc đã có sự ưu tiên hơn đối với các thí sinh nam.
Trước đó, Trường ĐH Y Tokyo cũng đã cố tình thay đổi điểm thi tuyển sinh trong suốt một thập kỷ đã gây ra sự phản đối kịch liệt ở Nhật Bản và làm dấy lên nghi ngờ rằng các đơn vị trường khác liệu có thực hiện chính sách tuyển sinh phân biệt đối xử tương tự.
Bê bối gian lận này xảy ra vì trường này cho rằng các bác sĩ nữ sẽ có xu hướng bỏ nghề khi học bắt đầu lập gia đình tạo ra sự thiếu hụt nhân viên tại các phòng khàm và bệnh viện.
Hai người phụ nữ từng bị hạ điểm trong kỳ tuyển sinh những năm gần đây đã nói trên Guardian rằng họ cảm thấy không công bằng khi nằm trong số những người đã bị chỉnh sửa điểm.
Vào tháng 10, 24 người phụ nữ đã yêu cầu đòi bồi thường 100.000 yên/người cho những tổn thương về những gì họ đã phải chịu đựng cùng với lệ phí thi và chi phí đi lại.
Sau những thừa nhận của Trường Y khoa Tokyo, Bộ Giáo dục Nhật Bản đã phải mở một cuộc điều tra 81 trường đại học y khoa khác. Những thống kê từ cuộc kiểm tra đầu vào tại trường Juntendo cho thấy, con đường vào trường đại học của những nữ sinh rõ ràng có nhiều thách thức, trở ngại.
Trường y đã từ chối 165 ứng viên trong đó có 121 ứng viên là nữ giới trong suốt hai năm qua mặc dù khả năng của họ có thể vượt qua kỳ thi này.
Ban đầu trường Juntendo và nhiều trường đại học khác quả quyết rằng họ không đặt ra những chính sách kỳ thị nữ sinh và chính sách hoàn toàn không có vấn đề gì. Tuy nhiên, sau những kết luận của những nhà điều tra, họ mới thừa nhận là sai.
"Chúng tôi chưa bao giờ liên quan đến các hành vi bất hợp pháp trong quá trình tuyển sinh hay phân biệt đối xử đối với phụ nữ, nhưng chúng tôi đã thực hiện một số điều chỉnh điểm thi giữa các thí sinh nam và nữ".
Tuy nhiên, tuần này, hiệu trưởng của một trường đại học, ông Hajime Arai, đã xin lỗi các thí sinh đã bị loại bất công.
"Vào thời điểm đó, chúng tôi cho rằng biện pháp này là hợp lý. Bây giờ chúng tôi sẽ chấm dứt việc thực hành vi đó vì thực sự đó là sai trái".
Theo Ngân hàng Thế giới, phụ nữ hiện nay chiếm khoảng hơn 43% lực lượng lao động tại Nhật Bản. Tuy nhiên họ lại không được tham gia nhiều vào những ngành nghề như y dược. Năm 2017, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp hạng Nhật Bản đứng thứ 114 trên tổng số 144 quốc gia về bình đẳng giới, giảm 23 bậc so với thập kỷ trước.
Thúy Nga (Theo The Guardian)
Ngày 7/8, ĐH Y khoa Tokyo đã thừa nhận việc làm thay đổi điểm thi đầu vào của các thí sinh nữ. Đồng thời, lãnh đạo trường cũng lên tiếng xin lỗi vì sự phân biệt đối xử này.