【bd bxh uc】Chờ đón M&A ngân hàng 2016
Vào mùa
TheờđónMampampAngânhàbd bxh uco Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, trong năm 2015, 12 tổ chức tín dụng đã được xử lý, đến nay, toàn hệ thống còn 119 tổ chức tín dụng. Theo đó, các tổ chức tín dụng yếu kém đã được khu biệt và xử lý, sở hữu chéo được giải quyết cơ bản, thanh khoản hệ thống ổn định. |
Mới đây, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã công bố thông tin góp 49% vốn cùng Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnamairlines) để thành lập hãng hàng không nội địa mới, với tên gọi Công ty Cổ phần hàng không VASCO, dự kiến vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Đây là thương vụ M&A khá đặc biệt được công bố vào đầu năm 2016, dự báo mở đầu cho một năm nhiều biến động của M&A ngân hàng.
Một thương vụ khác được công bố là cuộc sáp nhập của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) vào Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), tuy được cổ đông thông qua từ tháng 4-2015, nhưng dự kiến đến quý II-2016 mới kết thúc. Ngoài ra, một số tên tuổi khác tiếp tục được dự đoán về khả năng M&A trong năm nay, đã nhận được sự quan tâm nhiều chiều từ thị trường.
Theo phân tích của các chuyên gia Công ty Cổ phần chứng khoán Vietcombank (VCBS) tại Báo cáo triển vọng 2016, trong năm 2015, hoạt động M&A đã diễn ra sôi động với 4 thương vụ sáp nhập ngân hàng và 5 thương vụ mua lại công ty tài chính. Bên cạnh đó, trong một vài tháng gần đây, NHNN đã ra nhiều quyết định đồng ý chấm dứt hoạt động của các tổ chức tín dụng yếu kém, để các tổ chức này sáp nhập vào các ngân hàng thương mại, cũng như việc NHNN đồng ý cho một số ngân hàng thương mại tăng vốn điều lệ. Điều này càng làm giới đầu tư tin vào một thị trường tài chính bùng nổ hơn trong năm 2016.
Giải quyết vướng mắc
Nhiều nhận định cho rằng, hoạt động M&A trong năm 2016 sẽ tiếp diễn dưới sự tác động của cả yêu cầu chính sách và yếu tố thị trường. Theo chuyên gia tài chính- ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu, hiện vẫn còn một số ngân hàng đã và sắp rơi vào diện kiểm soát đặc biệt, các ngân hàng yếu kém vẫn còn tồn tại nên buộc các tổ chức tín dụng phải thực hiện M&A hoặc bị NHNN chỉ định mua lại như 3 trường hợp ngân hàng “0 đồng” năm qua.
Còn theo các chuyên gia của VCBS, hệ thống các tổ chức tín dụng đang có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về quy mô, sản phẩm, dịch vụ và khoảng cách giữa các ngân hàng thương mại tốp đầu với phần còn lại đang được nới rộng. Các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ hoặc trung bình có năng lực cạnh tranh thấp có nhu cầu M&A cao với các ngân hàng khác để không bị đào thải.
Bên cạnh M&A ngân hàng là làn sóng thành lập các công ty tài chính tiêu dùng trực thuộc ngân hàng thương mại, trong đó có ít nhất 5 tổ chức tín dụng của các Ngân hàng TMCP là Techcombank, Ngân hàng TMCP Quân đội, Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) được thành lập qua thâu tóm các công ty tài chính yếu kém trong năm 2015.
Về những hạn chế của việc M&A ngân hàng thời gian qua, theo ThS. Nguyễn Quang Minh, Phó trưởng khoa Kế toán Tài chính, Đại học Hải Phòng, nguyên nhân là do các các ngân hàng thương mại chưa nhận thức rõ lợi ích của M&A trong sự phát triển, hội nhập kinh tế và trong vấn đề cạnh tranh ở thị trường tài chính ngân hàng. Hơn nữa, các ngân hàng thương mại chưa thực sự chủ động trong hoạt động M&A, nhiều ngân hàng ở trong hoàn cảnh khó khăn, chịu áp lực và yêu cầu từ sự quản lý của NHNN, mới tìm đến hoạt động M&A như là biện pháp cuối cùng để giải quyết vấn đề tồn tại của ngân hàng mình.
Trong cuộc họp HĐQT của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) trong năm 2015, khi được hỏi về ý định M&A trong thời gian tới, ban quản trị ngân hàng này đã cho rằng, với tiêu chí hướng đến ngân hàng lớn mạnh hàng đầu Việt Nam nên cần tăng trưởng về quy mô và chất lượng, do đó, việc tiến tới M&A với một tổ chức tín dụng khác là cần thiết. Tuy nhiên, tổ chức tín dụng được lựa chọn không thể là ngân hàng đang yếu kém mà phải giúp Vietcombank đảm bảo tăng quy mô về vốn, có tình hình tài chính an toàn, mạng lưới chi nhánh tốt. Do đó, việc lựa chọn cần phải có thời gian để tìm hiểu, trên quan điểm bình tĩnh, thận trọng và chín muồi.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, mục tiêu cao hơn là sau các thương vụ M&A, hệ thống các tổ chức tín dụng sẽ tăng khả năng cạnh tranh, tăng tiềm lực tài chính, vì mục tiêu phát triển bền vững thị trường tài chính tiền tệ chứ không phải kéo nhau cùng đi xuống. Trong những năm tới, tiến trình M&A cần được thúc đẩy mạnh hơn, các ngân hàng yếu kém phải được nhận diện, phải thúc đẩy tăng vốn hoặc M&A với ngân hàng mạnh, nếu không, việc cho phá sản ngân hàng là điều cần làm.