【ket. qua bong da】Quảng Ninh: 4 tàu cá bị bắt giữ vì vi phạm khai thác hải sản

Chống khai thác hải sản bất hợp pháp: Cần cụ thể hóa nội dung tuyên truyền Đến tháng 5/2023,ảngNinhtàucábịbắtgiữvìviphạmkhaitháchảisảket. qua bong da cần chấm dứt tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp

Cụ thể, vào 17 giờ 50 phút đến 18 giờ 20 phút ngày 16/3, tại vùng biển thuộc huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, Đội tuần tra kiểm soát của Đồn Biên phòng Đảo Trần đã phát hiện và bắt giữ 4 phương tiện có hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác hải sản.

Qua kiểm tra xác định, tàu cá vỏ gỗ KG-95586-TS, công suất 771CV do ông Văn Ngọc Phường (sinh năm 1975, trú tại xã Nam Thái, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) làm thuyền trưởng và tàu cá vỏ gỗ biển KG-95585-TS, công suất 749CV do ông Nguyễn Minh Cảnh (sinh năm 1994, trú tại xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) làm thuyền trưởng đã khai thác hải sản sai vùng. Đáng chú ý, các thuyền trưởng đều không có văn bằng chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá.

Một trong số tàu bị bắt giữ vì vi phạm khai thác hải sản
Một trong số tàu bị bắt giữ vì vi phạm khai thác hải sản

Các tàu cá vỏ gỗ QNg-92905-TS, công suất 400CV do ông Võ Na (sinh năm 1975), làm thuyền trưởng và tàu cá vỏ gỗ QNg-97306-TS, công suất 400CV do ông Võ Minh Tân (sinh năm 1981) làm thuyền trưởng, cùng trú tại xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi không mua bảo hiểm cho thuyền viên, khai thác sai vùng và không ghi nhật ký khai thác.

Ngay sau đó, ngư dân trên các tàu vi phạm đã được các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đảo Trần tuyên truyền để không tái phạm và tiến hành lập hồ sơ điều tra, xác minh các lỗi vi phạm, báo cáo Bộ Chi huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo xử lý theo quy định của pháp luật.

Được biết, trong thời gian tới Đồn sẽ tiếp tục kết hợp tuyên truyền, ký cam kết không vi phạm khai thác trái phép cho tất cả các tàu đến đánh bắt tại khu vực đơn vị quản lý.

Quảng Ninh: 4 tàu cá bị bắt giữ vì vi phạm khai thác hải sản

Đội tuần tra trên biển của Đồn biên phòng Đảo Trần kiểm tra tàu cá vi phạm

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến hết năm 2022 đã có 96,35% tàu cá của nước ta được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS); 86,7% tàu cá được cấp phép. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn xảy ra tình trạng tàu đã lắp thiết bị hành trình nhưng bị mất kết nối, khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài...

Trong năm 2022 có 157 lượt tàu thân dài từ 24m trở lên bị mất kết nối. Chỉ riêng trong tháng 1/2023 có 6 tàu của ngư dân Việt Nam bị phía Malaysia bắt giữ với cáo buộc vi phạm luật thủy sản của nước này.

Ngày 23/10/2017, EC cảnh báo “thẻ vàng” đối với sản phẩm khai thác hải sản của Việt Nam vì nước ta chưa kiểm soát được hoạt động khai thác IUU tại vùng biển ngoài Việt Nam. Điều này khiến cho hàng thủy sản của Việt Nam khi nhập vào EU bị tăng cường kiểm tra với thời gian kéo dài, làm tăng cao chi phí.

Gỡ “thẻ vàng” EC là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết vì EU nằm trong top 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam, sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và trước Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, về lâu dài Việt Nam đứng trước thách thức lớn hơn cả “thẻ vàng,” thậm chí là “thẻ đỏ” của EC, đó là tình trạng cạn kiệt nguồn lợi hải sản.