【anyang – seoul e-land fc】Tăng tốc xuất khẩu gạo

Xuất khẩu gạo tăng mạnh cả 3 tiêu chí Xuất khẩu gạo: Kéo dài đà tăng trưởng Thúc đẩy sản xuất,ăngtốcxuấtkhẩugạanyang – seoul e-land fc xuất khẩu gạo
Xuất khẩu gạo đang được hưởng lợi cả về lượng và giá. 	Ảnh: NT
Xuất khẩu gạo đang được hưởng lợi cả về lượng và giá. Ảnh: NT

Tăng trưởng ở hầu hết các thị trường

Phát biểu tại cuộc họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình xuất khẩu gạo ngày 6/7, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hoạt động xuất khẩu gạo sang hầu hết thị trường đều ghi nhận mức tăng trưởng tốt, thậm chí đột biến ở những thị trường mới.

5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo sang hầu hết thị trường đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Philippines là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam, đạt 772 triệu USD, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm trên 40% tổng khối lượng gạo xuất khẩu và chiếm tới 89,6% tổng giá trị nhập khẩu gạo của quốc gia này. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sau một thời gian dài sụt giảm đến nay cũng bật tăng mạnh, tính đến hết tháng 5/2023, quốc gia này đã chi 364,2 triệu USD mua gạo Việt Nam, tăng 79,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Indonesia là thị trường bất ngờ vươn lên vị trí số 3 về thị trường xuất khẩu gạo trong 5 tháng đầu năm 2023 với khối lượng đạt 369.032 tấn, tăng 16 lần (1.498%) so với cùng kỳ năm ngoái, với kim ngạch đạt 181,4 triệu USD. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Chile và Thổ Nhĩ Kỳ trong 5 tháng đầu năm đã tăng vọt lần lượt là 2.930% và 12.843% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu gạo sang một số thị trường tại EU cũng ghi nhận mức tăng trưởng ở mức ba con số như: Ba Lan tăng 117,4%, Bỉ tăng 164,9%, Tây Ban Nha tăng 307,6%...

Về giá gạo xuất khẩu, bình quân 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 539 USD/tấn, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể: Tính đến ngày 23/6, gạo 5% tấm của Việt Nam có giá 503 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với 10 ngày trước đó, bằng với giá gạo 5% tấm của Thái Lan và cao hơn khoảng 15 USD/tấn so với gạo cùng loại của Ấn Độ. Gạo 25% tấm của Việt Nam cũng tăng 5 USD tấn lên 478 USD/tấn, cao hơn 8 USD/tấn so với gạo cùng chủng loại của Thái Lan và cao hơn khoảng 25 USD/tấn so với gạo Ấn Độ.

Nắm bắt thời cơ

Đánh giá tình hình xuất khẩu gạo trong thời gian tới, ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường cho biết, thương mại gạo toàn cầu năm 2023 giảm 275.000 tấn xuống còn 55,4 triệu tấn, giảm 1% so với năm 2022. Trong số đó, xuất khẩu giảm tại Argentina, Brazil, Myanmar, Trung Quốc, Pakistan và Mỹ được bù đắp bởi các lô hàng tăng từ Australia, Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Nhu cầu gạo còn tăng nhẹ có thể do cung ứng các nguồn lương thực khác hạn chế. Những thị trường khó tính như châu Âu, Hàn Quốc, Australia và một số thị trường mới mở ở các nước khu vực Trung Đông tạo ra cơ hội gia tăng xuất khẩu các loại gạo chất lượng cao khi người tiêu dùng đang rất ưa chuộng các loại gạo chất lượng cao của Việt Nam.

Trong khi đó, tại khu vực ASEAN, Việt Nam vẫn chiếm thị phần lớn tại thị trường Philippines do khách hàng đã quen với chất lượng gạo Việt và gạo Việt Nam có lợi thế về logistics hơn so với các nguồn cung khác. Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam được nâng lên do xuất khẩu sang Philippines, Trung Quốc và Indonesia cao hơn dự kiến.

Còn theo bà Bùi Thị Thanh Tâm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện xuất khẩu gạo đang rất thuận lợi, điển hình vài ngày tới, Indonesia tiếp tuc mở thầu 300.000 tấn và dự kiến sẽ liên tục mở thầu. Điều này sẽ làm cho giá gạo các nước sẽ tăng, ít nhất là không giảm. Trong khi đó, giá lúa hiện đang ghi nhận ở mức cao, đầu vào cho sản xuất giảm hơn so với năm 2022 nên nông dân có lợi nhuận tốt hơn. Ngoài ra, theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Việt Nam được cấp hạn ngạch 80.000 tấn, trong đó 30.000 tấn gạo trắng, 30.000 gạo thơm, 20.000 tấn gạo lứt. Do đó, các đơn hàng gạo xuất khẩu nếu nằm trong danh mục trên thì được miễn thuế 175 ER/tấn. Đây là lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp nhập khẩu.

Tuy nhiên, đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam cũng cho rằng, với tình hình sản xuất được bao nhiêu, tiêu thụ hết bấy nhiêu, hiện Tổng cục Dự trữ Nhà nước cũng mở thầu gạo dự trữ nên nhu cầu gạo càng cao. Do đó, bên cạnh đảm bảo thành tích cuối năm cũng cần tính đến an ninh lương thực quốc gia và hàng tồn kho cho đầu năm 2024. Hiện khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo là vấn đề vốn, tín dụng, do đó, bà Tâm kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét tăng cường nguồn vốn ngắn hạn tại các thời điểm thu hoạch chính vụ. Đồng thời tiếp tục hướng dẫn thương nhân tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp. "Tăng cường chính sách cho vay không có tài sản đảm bảo, có thể chỉ cần áp dụng trong thời điểm thu hoạch, mùa vụ cao điểm và dựa trên kết quả thẩm định, lịch sử kinh doanh của từng doanh nghiệp để có chương trình cho vay vốn phù hợp", bà Tâm đề nghị.

Đồng quan điểm với bà Tâm, đứng ở góc độ là một doanh nghiệp xuất khẩu gạo, ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long cho biết, hiện chưa có nhiều doanh nghiệp lúa gạo được vay vốn trung - dài hạn, chủ yếu là vốn ngắn hạn để thu mua khi vào vụ. Ông Bá đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành có chính sách ưu đãi hơn cho đầu tư dài hạn vì bản chất nâng cao giá trị lúa gạo nằm ở cả chuỗi giá trị, từ khâu trồng, sản xuất, thu mua đến sấy, bảo quản, chế biến sau thu hoạch.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 610/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo trong 6 tháng cuối năm. Nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo trong thời gian tới, tận dụng thời cơ, cơ hội thị trường, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển giống lúa năng suất, chất lượng cao phù hợp yêu cầu thị trường, sử dụng hiệu quả thương hiệu và nhãn hiệu Gạo Việt Nam (VietNam rice); xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, chế biến và chất lượng sản phẩm phù hợp với hội nhập quốc tế trong tình hình hiện nay.

Xây dựng cơ sở hạ tầng (công nghệ sau thu hoạch, kho chứa bảo quản sản phẩm), đầu tư phát triển mạnh hơn các loại gạo giá trị cao, đã tạo được hình ảnh thương hiệu. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, giảm phụ thuộc vào phân bón và thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến chất lượng gạo, gây ô nhiễm môi trường, nhằm tăng năng suất và chất lượng gạo, nâng giá thành xuất khẩu...