【tỷ số cúp liên đoàn】Tăng tốc sản xuất hàng hóa tết
Dù năm nay dự báo tình hình thị trường khó khăn hơn năm trước,ăngtốcsảnxuấthnghatếtỷ số cúp liên đoàn song các cơ sở, hợp tác xã vẫn nỗ lực duy trì sản xuất, đưa ra thị trường sản phẩm mới để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân ngày tết.
Các cơ sở có nhiều cải tiến mẫu mã và bao bì để phù hợp nhu cầu tiêu dùng dịp tết.
Chủ động nguồn hàng
Như nhiều cơ sở làm bánh mứt vào vụ tết, Cơ sở chế biến bưởi non sấy Trần Đệ, của anh Trần Văn Đệ, ở thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, phải đi thu mua nguyên liệu mỗi ngày để kịp tốc độ cung ứng thành phẩm ra thị trường. Ban ngày đi làm tranh thủ dặn chủ vườn tuyển trái, anh Trần Văn Đệ phải tranh thủ đi thu mua vào ban đêm mỗi chuyến vài trăm ký bưởi.
Anh Đệ cho hay: Năm nay dù sức mua dự đoán không được như năm rồi nhưng lúc nào cơ sở cũng làm sẵn “gối đầu” vài trăm ký. Sản phẩm cũng có nhiều đổi mới so với khi mới ra mắt, đổi quy cách đóng gói và bao bì phù hợp với nhu cầu biếu, tặng người thân, bạn bè và bảo quản tốt hơn dù chi phí tăng lên so với cách đóng gói cũ. Anh còn mạnh dạn đầu tư máy sấy công suất lớn hơn, mỗi mẻ sấy khoảng 2 tiếng đồng hồ cho ra 40kg thành phẩm. Khi khách hàng muốn mua số lượng lớn từ 1.000 gói (loại 100 gram) trở lên chỉ cần dặn trước 1 tuần. Sản phẩm bưởi non sấy mới ra mắt không lâu nhưng được người tiêu dùng ưa chuộng ủng hộ nhờ vỏ bưởi có độ giòn, giữ nguyên hương thơm đặc trưng, chua nhẹ mà hoàn toàn không còn vị đắng.
Còn tại cơ sở lạp xưởng Mỹ Yến, thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, đến nay công tác chuẩn bị hàng tết đã hoàn tất. Hiện tại, cơ sở tất bật đóng hàng gửi các đại lý gần xa. Khác với nhiều loại sản phẩm mang tính thời vụ, lạp xưởng được làm quanh năm. Riêng về khâu nguyên liệu phục vụ số lượng tăng thêm cho mùa tết thì phải lên kế hoạch từ 6 tháng trước, song song với hàng hóa bán ngày thường. Chị Lưu Khánh Mỹ, chủ cơ sở lạp xưởng Mỹ Yến, thông tin là từ tháng 11-2021 khâu vận chuyển hàng hóa đã ổn định, cơ sở có thể gửi hàng hóa nhanh chóng hơn kể cả thị trường các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Nhờ ứng dụng máy móc nên số lượng công nhân làm tại chỗ chỉ khoảng 3-4 người dù trong mùa cao điểm và sản lượng vẫn duy trì từ 2-3 tấn/tháng. Ngoài các thị trường truyền thống, năm nay chị Mỹ còn kết nối, đưa sản phẩm vào các cửa hàng đặc sản chuyên sản phẩm OCOP để mở rộng kênh tiêu thụ.
Nỗ lực đổi mới
Trong giai đoạn bình thường mới, nhưng thực tế thị trường tiêu thụ hàng hóa thực phẩm còn chưa ổn định, nhất là các hoạt động nhà hàng, quán ăn còn hạn chế. Đại dịch tác động tới nhiều thói quen tiêu dùng, điều đó đòi hỏi cơ sở và doanh nghiệp phải chịu khó tìm tòi, đổi mới cho phù hợp.
Bà Võ Thị Phương Trang, chủ cơ sở sản xuất rượu truyền thống Út Tây, xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: Năm trước cơ sở chuẩn bị cho thị trường tết 10.000 sản phẩm, năm nay số lượng là 16.000. Dù tiêu thụ sản phẩm rượu truyền thống trong năm nay chịu tác động mạnh bởi dịch Covid-19, người dân ngại đến nơi đông người và hạn chế tụ tập ăn uống, song điều thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm là khoảng 70% chuẩn bị cung ứng cho các đại lý, siêu thị các nơi còn lại là nhu cầu tại chỗ. Trong đó, khoảng 1.000 sản phẩm rượu khước - lão tửu, kết hợp với các loại dược liệu và có nồng độ cồn thấp là hướng đi mới để đa dạng đối tượng khách hàng và thích ứng xu hướng thị trường hiện nay.
Ngoài thị trường tiêu thụ, bài toán mà nhiều cơ sở cần giải quyết trong thời gian này còn là nguyên liệu đầu vào. Sự chủ động là yếu tố then chốt. Phục vụ nhu cầu tiêu thụ dịp tết trong và ngoài tỉnh, năm nay Hợp tác xã Kỳ Như, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, đã chuẩn bị sẵn 2,5 tấn cá làm khô. Vùng nuôi cá lóc với diện tích khoảng 1ha được hợp tác xã xây dựng xong để có sản lượng lớn đáp ứng kịp các đơn hàng, đồng thời chủ động về nguồn nguyên liệu, kiểm soát được chất lượng từ khi nuôi đến thành phẩm. Mặt khác, về giá bán cũng giữ ổn định khi cung ứng cho đại lý, siêu thị cũng như khách hàng mua lẻ vào tháng cao điểm. Tùy theo trọng lượng mà mặt hàng này có giá từ 200.000-220.000 đồng/kg.
Trong tháng cuối năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng và doanh thu hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đạt gần 4.081 tỉ đồng, tăng 4,15% so với tháng 11. Ngành công thương tỉnh đánh giá sức mua thị trường tăng khá mạnh so với tháng trước. Sau những nỗ lực từ các đơn vị kinh doanh, thực hiện chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu tiêu dùng, các chương trình xúc tiến thương mại, thị trường hàng hóa tết đang có chiều hướng “ấm” dần lên. Điều này cũng tạo động lực không nhỏ cho các cơ sở tập trung sản xuất vào dịp tiêu dùng lớn nhất trong năm.
Bài, ảnh: T.TRANG