Empire777

Việc thương lái đồng loạt giảm giá thu mua lúa của nông dân so với diễn biến chính crystal palace gặp tottenham

【diễn biến chính crystal palace gặp tottenham】Vụ lúa Đông xuân: Nông dân giảm lợi nhuận khi vào thu hoạch rộ

Việc thương lái đồng loạt giảm giá thu mua lúa của nông dân so với giá đã đặt tiền cọc từ trước làm cho bà con cảm thấy tiếc nuối khi đang bước vào đợt thu hoạch vụ lúa Đông xuân 2023-2024 trên địa bàn tỉnh.

Nông dân Hậu Giang đang vào mùa thu hoạch rộ lúa Đông xuân.

Nông dân mất tiền tỉ

Những ngày này,ụlaĐngxunNngdngiảmlợinhuậnkhivothuhoạchrộdiễn biến chính crystal palace gặp tottenham trên nhiều cánh đồng lúa Đông xuân của tỉnh, nông dân đang bước vào thời điểm thu hoạch rộ vụ lúa Đông xuân. Tuy nhiên, trái hẳn với sự kỳ vọng từ trước là bà con đang cảm thấy tiếc nuối vì thương lái đồng loạt giảm giá thu mua lúa trên tất cả các loại giống so với giá đã thỏa thuận và được đặt cọc từ trước. Tình trạng trên không chỉ diễn ra ở một vài cánh đồng, mà qua ghi nhận thực tế thì hầu hết các cánh đồng đang vào vụ cắt lúa Đông xuân, nông dân đều gặp tình cảnh tương tự.

Đứng xem máy cắt thu hoạch 1,2ha lúa Đông xuân của gia đình, với giống lúa RVT, ông Nguyễn Văn Chính, ở phường III, thành phố Vị Thanh, thông tin: “Trước đó không lâu, tôi và bà con ở cánh đồng này được “cò lúa” chốt giá thu mua là 9.800 đồng/kg đối với giống lúa RVT và 9.000 đồng/kg đối với giống lúa Đài Thơm 8. Đây là mức giá “giao kèo” bán lúa khá lý tưởng nên bà con rất phấn khởi. Tuy nhiên, đến ngày thu hoạch thì “cò lúa” đưa ra lý do giá lúa giảm nên hạ giá thu mua còn 8.200 đồng/kg đối với giống lúa RVT và 7.800 đồng/kg đối với giống lúa Đài Thơm 8. Dù giảm hơn 1.000 đồng/kg so với giá đã thỏa thuận từ trước nhưng tôi và bà con vẫn “bấm bụng” bán lúa cho thương lái, vì nông dân thường tiêu thụ lúa thông qua “cò”, nếu không bán cho họ thì cũng chẳng biết bán cho ai”.

Với vẻ mặt đầy nỗi buồn khi đang chờ thương lái đến cân lúa cho gia đình vừa mới cắt xong, ông Trần Văn Nhâm, ở ấp 3, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, cho hay: “Vụ lúa Đông xuân năm nay, lần đầu tiên tôi nhận tiền cọc của “cò lúa” với giá bán 10.000 đồng/kg (giống lúa RVT). Cứ nghĩ năm nay sẽ là vụ lúa thắng lợi về giá bán, thế nhưng đến ngày cắt thì “cò lúa” hạ giá mua xuống còn 8.500 đồng/kg đối với lúa giống, còn lúa hàng hóa thì ở mức 8.000 đồng/kg. Do đã mua bán qua nhiều vụ nên bà con cũng đành chấp nhận bán lúa giá thấp hơn so với mức đã thỏa thuận từ trước với “cò lúa””.

Trên thực tế, việc “cò lúa” ép hạ giá thu mua lúa so với giá đã thỏa thuận từ trước với nông dân khi thị trường tiêu thụ lúa gạo giảm không phải là câu chuyện mới; tuy nhiên năm nay, việc hạ giá thu mua so với ban đầu ở mức khá lớn đã làm cho bà con vô cùng tiếc nuối. Bởi theo chia sẻ của nông dân, chỉ có giá bán là giảm so với giá thỏa thuận, còn về năng suất lúa vụ Đông xuân năm nay cũng ở mức khá cao khi dao động từ 1-1,1 tấn/công (một công 1.300m2), cá biệt có ruộng đạt gần 1,2 tấn/công. Như vậy, với việc “cò lúa” đang giảm giá thu mua lúa của nông dân từ 1.500-2.000 đồng/kg so với giá đã thỏa thuận ban đầu, tính ra nông dân mất đi khoản thu nhập không hề nhỏ. 

“Tính tròn là năng suất lúa đạt 1 tấn/công, tôi bán lúa với giá đã giảm đi 1.500 đồng/kg so với mức đã nhận tiền cọc từ trước. Như vậy, 1 tấn lúa gia đình tôi mất đi nguồn thu nhập 1,5 triệu đồng. Với việc có 1ha lúa Đông xuân của gia đình, vụ này cho 10 tấn lúa thì gia đình tôi mất đi 15 triệu đồng. Đây là con số chỉ tính riêng của một hộ, còn tính số lượng lớn của cả tỉnh thì số tiền nông dân không nhận được do “cò lúa” giảm giá lên đến hàng tỉ đồng chứ không phải ít”, ông Nhâm, ở ấp 3, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, chia sẻ thêm.

Mặc dù giá bán lúa hiện nay tuy có giảm so với giá mà nông dân đã nhận tiền cọc từ trước, nhưng nhìn chung giá lúa vụ Đông xuân năm nay ở mức cao, bà con đạt nguồn lợi nhuận tương đối hấp dẫn. Cụ thể, qua tính toán sơ bộ của nông dân thì giá thành sản xuất trong vụ lúa Đông xuân năm nay dao động từ 3-3,5 triệu đồng/công. Như vậy, với năng suất lúa đạt 1 tấn/công, giá bán từ 7.800-8.200 đồng/kg (tùy giống) như hiện nay thì sau khi trừ chi phí sản xuất, bà con vẫn đạt mức lợi nhuận từ 4-4,5 triệu đồng/công, tương ứng 40-45 triệu đồng/ha.

Năng suất lúa Đông xuân đang ở mức cao nhưng giá bán chưa như thỏa thuận ban đầu của nông dân.

Thị trường bắt đầu khởi sắc trở lại 

Theo thông tin từ một số doanh nghiệp kinh doanh gạo, sau thời gian gần một tháng qua giá lúa gạo trong nước giảm mạnh thì hiện thị trường đã có những dấu hiệu tích cực trở lại. Nguyên nhân là sau thời gian đã thiết lập giá thu mua gần như tới đáy nên nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã đẩy mạnh thu mua, từ đó khiến giao dịch lúa sôi động hơn trong những ngày qua. Cụ thể, giá thu mua lúa nguyên liệu của doanh nghiệp tại vùng đồng bằng sông Cửu Long trong vài ngày gần đây đã có sự điều chỉnh tăng nhẹ trở lại từ 100-200 đồng/kg.

Ông Nguyễn Minh Duy, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, cho hay: “Còn khoảng 7 ngày nữa gia đình tôi và bà con ở cánh đồng nơi đây sẽ vào vụ thu hoạch lúa Đông xuân. Mới đây, “cò lúa” đến thỏa thuận và đưa tiền cọc trước để mua lúa của gia đình với giá 8.000 đồng/kg (giống lúa Đài Thơm 8), cao hơn khoảng 200 đồng/kg so với giá hiện tại của cùng loại giống. Hy vọng mức giá này sẽ được giữ nguyên đến ngày cân lúa”.

Để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo lành mạnh, minh bạch, phản ứng linh hoạt, kịp thời trong tình hình thị trường có nhiều biến động, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới, góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho người trồng lúa. Từ chỉ thị này, thị trường tiêu thụ lúa gạo trong nước, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã dần sôi động trở lại sau thời gian trầm lắng vì giá lúa giảm.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ NN&PTNT chỉ đạo các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tổ chức thu hoạch vụ lúa Đông xuân theo đúng thời vụ, giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thất sau thu hoạch. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công thương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các cơ quan có liên quan thường xuyên theo dõi sát diễn biến thị trường gạo khu vực và thế giới; từ đó có kế hoạch đẩy mạnh đàm phán, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật để mở rộng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam; đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hiệu quả chuỗi cung ứng gạo gắn với dịch vụ logistics ra thị trường quốc tế. Khi thị trường tiêu thụ gạo trong nước và xuất khẩu thuận lợi sẽ góp phần nâng giá thu mua lúa cho nông dân.

Qua ghi nhận của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 5-3, nông dân trên địa bàn tỉnh đã thu hoạch được hơn 20.000ha trong tổng số gần 74.400ha lúa Đông xuân đã xuống giống, với năng suất lúa bình quân đạt hơn 7,7 tấn/ha.

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap