【kqbd bundesliga 2】Nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu những tháng cuối năm
Nhiều khó khăn
Tại cuộc họp với lãnh đạo Bộ Công Thương,ềugiảiphápthúcđẩyxuấtkhẩunhữngthángcuốinăkqbd bundesliga 2 ông Trương Đình Hòe, Tổng thư kí Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, bên cạnh khó khăn về thời tiết, giá cả, hoạt động của các DN XK thủy sản còn gặp khó khăn về thủ tục hành chính đối với các lô hàng NK phụ gia, phụ liệu để chế biến và XK khiến DN tốn kém nhiều thời gian và chi phí, thậm chí làm DN phải mất đơn hàng. Bên cạnh đó, tình trạng bơm chích tạp chất đối với tôm tại một số địa phương cũng đang gây ảnh hưởng xấu tới thị trường và hoạt động XK sản phẩm này.
Cũng liên quan đến thủ tục hành chính, đại diện Công ty Dây cáp điện Thịnh Phát cho biết, không chỉ có thuế và hải quan, thủ tục cấp C/O cũng còn rất rườm ra gây khó khăn cho DN. Bên cạnh đó, hoạt động XK của các DN XK dây cáp điện đang gặp rất nhiều khó khăn do phải chịu lãi suất và chi phí logistics cao hơn các nước trong khu vực.
Mặc dù được hưởng lợi khá nhiều từ hội nhập trong việc NK nguyên liệu và chuyển giao công nghệ, tuy nhiên theo ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, các DN ngành thép đang rất lo ngại về phòng vệ thương mại và chống bán phá giá tại các thị trường NK. Hiện nay mặc dù các DN đã vượt qua được vụ kiện chống bán phá giá tại Australia, nhưng đã mất thị trường tại Thái Lan, XK vào Malaysia, Indonesia cũng giảm. Trong một hai năm tới có thể Mỹ cũng sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm thép của Việt Nam; đây sẽ là khó khăn rất lớn cho các DN.
Với sản lượng XK gạo trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 2,7 triệu tấn, giảm 20% so với cùng kì năm 2015, theo đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam, đây là mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Dự báo trong 6 tháng cuối năm, hoạt động XK gạo dự báo sẽ tiếp tục ảm đạm do nhu cầu tiêu thụ giảm tại các thị trường XK tập trung như Trung Quốc và châu Á.
Theo đại diện Hiệp hội Lương thực, khó khăn của các DN XK gạo hiện nay là thị trường truyền thống chưa củng cố đang sụt giảm dần trong khi thị trường mới gặp khó khăn về gạo cao cấp chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, nếu không có giải pháp quyết liệt về vấn đề an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất thì rất khó giải quyết vấn đề thị trường cho XK gạo.
Tương tự đối với ngành dệt may, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may cho biết, mức tăng trưởng XK chưa đến 6% là mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây của ngành dệt may. Theo ông Giang, các DN XK dệt may đang gặp rất nhiều khó khăn vì ngoài áp lực cạnh tranh gay gắt tại các thị trường XK, các DN còn đang phải chịu gánh nặng về tăng chi phí từ việc tăng lương tối thiểu, tăng chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho bãi. Bên cạnh đó, nhiều bất cập từ chính sách liên quan đến việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu và sử dụng máy móc thiết bị cũng đang là những rào cản rất lớn cho các DN trong ngành.
Trong 6 tháng cuối năm mặc dù theo chu kì, hoạt động XK được dự báo sẽ cao hơn 6 tháng đầu năm. Nhiều mặt hàng bắt đầu được hưởng lợi từ các FTA mới kí kết tạo tiền đề cho phát triển sản xuất trong nước và XK. Cùng với đó Chính phủ và các bộ, ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh phát triển DN. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, mặc dù có nhiều cơ hội để tăng trưởng XK nhưng hoạt động XK cũng sẽ phải đối mặt với không ít thách thức. Sự suy yếu của các nền kinh tế và bất ổn chính trị tại các thị trường chủ lực làm giảm nhu cầu tiêu dùng, kéo giá XK giảm; biến động khó lường về giá dầu và biến động tỉ giá, tiền tệ của các nước gây tác động tiêu cực đến giá cả hàng hóa XK của Việt Nam. Nhiều nước tăng cường áp dụng các biện pháp hàng rào kĩ thuật yêu cầu chất lượng ngày càng khắt khe hơn đối với hàng hóa NK đặc biệt là nhóm hàng nông, thủy sản….
Kiến nghị và giải pháp
Từ thực tế hoạt động XK trong 6 tháng đầu năm, Bộ Công Thương nhận định việc hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng XK 10% trong năm 2016 là một nhiệm vụ khó khăn. Để phấn đấu tăng trưởng XK ở mức cao nhất ngoài việc thực hiện tốt các giải pháp về tài chính, thuế, tiền tệ, cải cách thủ tục hành chính phát triển nguồn hàng. Bộ Công Thương đề nghị các DN, địa phương và Hiệp hội tập trung thực hiện tốt các giải pháp cụ thể đối với từng ngành hàng. Trong đó đối với thủy sản cần thực hiện các giải pháp nhằm đáp ứng về nguyên liệu sản xuất như hỗ trợ vốn, kĩ thuật, khuyến khích các hộ gia đình, hợp tác xã trong việc nuôi, thả, chế biến thủy sản XK, hỗ trợ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi về NK về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, XK. Bên cạnh đó tập trung xúc tiến thương mại tại các thị trường trọng điểm hiện đang gặp khó khăn, tháo gỡ các rào cản thương mại tại Hoa Kì, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc). Đối với mặt hàng gạo, bên cạnh việc tăng cường công tác xúc tiến thương mại, cần rà soát tốt các thỏa thuận của Chính phủ về thương mại gạo, tập trung đẩy mạnh khai thác thị trường châu Phi. Đối với ngành cao su, nâng cao và ổn định chất lượng cao su XK, có chính sách hỗ trợ DN chế biến cao su thay đổi cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Đối với nhóm hàng công nghiệp chế biến cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ DN để tránh lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu NK, nâng cao hiệu quả sản xuất XK, hạn chế ảnh hưởng của biến động giá cả thế giới…
Ngoài các giải pháp cụ thể đối với từng ngành hàng, Bộ Công Thương cũng đề nghị các bộ, ngành triển khai các giải pháp đồng bộ để hỗ trợ DN như quy hoạch vùng nguyên liệu đảm bảo cung ứng lượng hàng hóa lớn, chất lượng cao; ổn định rà soát cơ chế chính sách để khuyến khích đầu tư ứng dụng công nghệ chế biến cao, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, tháo gỡ vướng mắc cho DN về lãi suất, thuế, hải quan…
Từ góc độ DN, đại diện các Hiệp hội ngành hàng và DN cũng đưa ra kiến nghị để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động XK. Cụ thể, để hỗ trợ các DN ngành thép, ông Lê Phước Vũ đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ tích cực cho các DN trong việc xử lí các vụ kiện chống bán phá giá. Đồng thời, đề nghị hạn chế cấp phép đối với dự án thép đầu tư công đoạn cuối vì năng lực của các DN Việt Nam hoàn toàn có thể làm được các sản phẩm này. Trên thực tế các DN FDI đầu tư công đoạn cuối tại Việt Nam chỉ nhằm mục đích đổi nguyên tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi về thuế.
Đối với ngành dệt may, ông Vũ Đức Giang cho rằng để tháo gỡ vướng mắc cho DN và hỗ trợ hoạt động XK các bộ, ngành cần xem xét lại một số quy định về kiểm định, kiểm dịch đối với nguyên liệu NK của ngành dệt may để tiết kiệm thời gian và chi phí cho DN. Bên cạnh đó cần xem xét lại chính sách thuế để khuyến khích tiêu thụ nội địa. Ngoài ra, cần có bộ máy của ngành thuế kiểm soát vấn đề chuyển giá của DN FDI, kiểm soát chặt chẽ hàng giả hàng nhái để bảo vệ sản xuất trong nước… Đối với ngành gỗ, mặc dù hoạt động XK trong năm 2016 được đánh giá là khá khả quan, tuy nhiên theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch HAWA, để hoạt động XK đồ gỗ thuận lợi hơn, Bộ Tài chính nên xem xét mức thuế XK đối với một số mã hàng dăm gỗ vừa được điều chỉnh từ 0% lên 2%. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần kéo dài thời gian cho vay ngoại tệ nhằm tạo điều kiện cho các DN NK gỗ nguyên liệu. Đồng thời, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tạo điều kiện khuyến khích DN tham gia thị trường gỗ nội địa, hình thành các trung tâm giao dịch gỗ lớn trong cả nước và cung cấp thông tin về hội nhập.
Ghi nhận các khó khăn và vướng mắc của các DN, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, Bộ Công Thương sẽ giải quyết nhanh những khó khăn cho DN như thành lập đường dây nóng và giao cho Cục XNK xử lý các vướng mắc cho DN. Thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính, ban hành các văn bản về hướng dẫn các cơ hội, thách thức từ các FTA… Ngoài ra, đối với những vấn đề ngoài thẩm quyền của Bộ Công Thương sẽ được tập hợp và chuyển đến các bộ, ngành liên quan và tham mưu cho Chính phủ để tháo gỡ ngay khó khăn cho DN nhằm đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng XK năm 2016.