Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt,ânsáchthángướcđạthơntriệutỷđồkeo bóng đá ngoại hạng anh hiệu quả Thu ngân sách nhà nước tăng tích cực Doanh nghiệp khu công nghiệp, khu kinh tế đóng vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách Ngành Thuế thực hiện linh hoạt các giải pháp quản lý thu trong tình hình mới |
Cụ thể theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 8 ước đạt 106 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 46 nghìn tỷ đồng so với số thu tháng trước. Trong đó:
Thu nội địa ước đạt 78,4 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 43,4 nghìn tỷ đồng so tháng trước. Nguyên nhân chủ yếu do một số khoản thu chế độ cho phép thu theo quý (như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng của hộ kinh doanh,...) phát sinh quý II/2022 các doanh nghiệp đã kê khai, nộp trong tháng 7, sang tháng 8 phát sinh thấp.
Thu ngân sách từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng so với cùng kỳ. Ảnh: TL. |
Thu từ dầu thô ước đạt 6,2 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 2,6 nghìn tỷ đồng so tháng trước. Sản lượng dầu trong tháng ước đạt 700 nghìn tấn, xấp xỉ mức thực hiện tháng 7. Giá dầu thanh toán bình quân trong tháng đạt khoảng 117,8 USD/thùng, cao hơn 57,8 USD/thùng so giá tính dự toán, thấp hơn 9,8 USD/thùng so với tháng trước.
Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 16,6 nghìn tỷ đồng, giảm khoảng 5,2 nghìn tỷ đồng so tháng trước, trên cơ sở tổng số thu thuế ước đạt 33 nghìn tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ khoảng gần 16,4 nghìn tỷ đồng.
Cơ quan hải quan thu về ngân sách hơn 249 tỷ đồng Tính đến ngày 15/8/2022, cơ quan hải quan đã thực hiện 1.826 cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý thu vào NSNN gần 249,2 tỷ đồng; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bắt giữ 9,93 nghìn vụ vi phạm với giá trị hàng hóa khoảng 4,17 nghìn tỷ đồng, xử lý thu vào NSNN 232,5 tỷ đồng. |
Lũy kế 8 tháng thu NSNN ước đạt 1.208,2 nghìn tỷ đồng, bằng 85,6% dự toán (ngân sách trung ương ước đạt 84,8% dự toán; ngân sách địa phương ước đạt 86,4% dự toán). Trong đó:
Thu nội địa ước đạt gần 954,6 nghìn tỷ đồng, bằng 81,1% dự toán, tăng 15,9% (so cùng kỳ năm 2021). Không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước, số thu thuế, phí nội địa đạt 80,2% dự toán, tăng 13,6% (loại trừ các yếu tố tác động của chính sách miễn, giảm, gia hạn, thì số thu thuế, phí nội địa không kể các khoản đột biến thì tăng 6,9%).
Thu từ dầu thô 8 tháng ước đạt gần 51,1 nghìn tỷ đồng, bằng 181,2% dự toán, tăng 98,8%.
Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 8 tháng ước đạt 197,6 nghìn tỷ đồng, bằng 99,3% dự toán, tăng 21,5%, trên cơ sở: tổng số thu thuế ước đạt 295,7 nghìn tỷ đồng, bằng 84% dự toán; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ 98 nghìn tỷ đồng, bằng 64,1% dự toán.
Về số thu trên địa bàn, ước tính có 60/63 địa phương thực hiện thu nội địa 8 tháng đạt trên 68% dự toán; 49/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ, 14 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.
Cũng theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng chi cân đối NSNN tháng 8 ước đạt 123,7 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế chi 8 tháng ước đạt 956,4 nghìn tỷ đồng, bằng 53,6% dự toán, tăng 4,2%, trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 212,2 nghìn tỷ đồng, bằng 40,3% dự toán Quốc hội quyết định, đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Các nhiệm vụ chi ngân sách trong 8 tháng được thực hiện theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí phòng, chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng hưởng lương, lương hưu và trợ cấp xã hội từ NSNN.
Thu ngân sách 8 tháng ước đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng. Ảnh: TL. |
Ngân sách trung ương đã chi 2,4 nghìn tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2022, trong đó chủ yếu để bổ sung cho các địa phương (2,1 nghìn tỷ đồng) kinh phí phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo quy định.
Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp khoảng 27,6 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm.
Riêng về chi đầu tư phát triển, tổng số kế hoạch vốn năm 2022 Thủ tướng Chính phủ đã giao 542,1 nghìn tỷ đồng, bên cạnh đó các địa phương đã giao kế hoạch vốn đầu tư của địa phương (từ các nguồn tăng thu, kết dư ngân sách địa phương,…) tăng thêm khoảng 55,9 nghìn tỷ đồng so kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.
Các bộ, cơ quan trung ương, địa phương phân bổ chi tiết kế hoạch vốn được giao đạt 101,02% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (không kể số kế hoạch vốn các địa phương giao tăng thêm, thì đạt 90,72%). Tính đến ngày 22/8/2022, vẫn còn 50,3 nghìn tỷ đồng (9,28%) kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết (trong đó: 10 bộ, cơ quan trung ương là 7,1 nghìn tỷ đồng; các địa phương là 43,2 nghìn tỷ đồng).
Tiến độ giải ngân 8 tháng đầu năm vẫn chậm so yêu cầu và cùng kỳ năm trước. Mặc dù số vốn giải ngân tăng 13,3%, nhưng tỷ lệ mới đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2021 đạt 40,6%), trong đó giải ngân vốn ngoài nước chỉ đạt 14,02% kế hoạch./
Miễn, giảm, gia hạn thuế, phí khoảng hơn 106 nghìn tỷ đồng Trong tháng 8, cơ quan thuế, hải quan tiếp tục triển khai các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí đã ban hành để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Lũy kế tổng số tiền thuế, phí, lệ phí được miễn, giảm, gia hạn đến hết tháng 8 ước khoảng 106,2 nghìn tỷ đồng, trong đó: số tiền gia hạn khoảng 52 nghìn tỷ đồng (số thuế gia hạn đã nộp NSNN khoảng 10 nghìn tỷ đồng); số tiền miễn, giảm khoảng 54,2 nghìn tỷ đồng. |