Empire777

Lễ ra mắt cuốn sách "Bức tranh sinh kế người nông dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 1990 - 2018". thứ hạng của f.c. tokyo

【thứ hạng của f.c. tokyo】Mỗi hộ gia đình nông thôn chỉ tích lũy được 22 triệu đồng/năm

Nông dân

Lễ ra mắt cuốn sách "Bức tranh sinh kế người nông dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 1990 - 2018". Ảnh: NNK

Ngày 9/11/2019,ỗihộgiađìnhnôngthônchỉtíchlũyđượctriệuđồngnăthứ hạng của f.c. tokyo Học viện Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổ chức hội thảo "Chân dung người nông dân Việt Nam - cơ hội và thách thức" và lễ ra mắt cuốn sách "Bức tranh sinh kế người nông dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 1990 - 2018".

Viện Nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) trong thời gian vừa qua đã phối hợp với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và Hội Nông dân Việt Nam tiến hành một nghiên cứu về thực trạng nông dân Việt Nam trong giai đoạn 1990 – 2018.

Dựa trên các thông tin từ các cuộc điều tra chính thức của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các nghiên cứu chuyên đề của một số viện nghiên cứu, trường đại học về lĩnh vực này và tập hợp thành cuốn sách “Bức tranh sinh kế người nông dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập 1995 - 2018” do Nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành cuối tháng 10/2019. Đây là một tài liệu nghiên cứu tổng hợp, mô tả tình hình nông dân Việt Nam về nhiều khía cạnh khác nhau như đời sống kinh tế, thể chất, xã hội và chính trị, đồng thời chỉ ra các cơ hội và thách thức của nông dân trong tương lai.

Theo số liệu nghiên cứu được công bố trong cuốn sách này, nếu năm 2002, các hộ gia đình ở nông thôn tích lũy bình quân được 7 triệu đồng/năm, còn các hộ đô thị là 15 triệu đồng/năm thì đến năm 2016, con số này lần lượt tăng lên 22 triệu đồng và 55 triệu đồng/năm. Điều này đồng nghĩa với khoảng cách chênh lệch mức độ tích lũy giữa các hộ nông thôn và đô thị ngày càng được nới rộng ra; thậm chí ngay trong nông thôn, nhóm nghèo và cận nghèo có mức tích lũy... âm.

Bên cạnh đó, mức độ tích lũy của hộ gia đình nông thôn giữa các vùng cũng có sự chênh lệnh rất cao. Đông Nam Bộ là vùng có mức tích lũy cao nhất cả nước, sau đó đến Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Mức tích lũy của hộ ở vùng Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung là rất thấp và gần như không tăng trong suốt giai đoạn 2002 - 2016, chỉ xấp xỉ trên dưới 5 triệu đồng/năm.

Về thu nhập của các hộ, trong giai đoạn 2002 - 2016, thu nhập nhóm hộ đô thị và hộ nông thôn tại Việt Nam đều tăng. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập giữa nhóm hộ đô thị và hộ nông thôn về giá trị tuyệt đối không được thu hẹp, thậm chí đang doãng dần ra. Vào năm 2002, thu nhập của hộ đô thị là 66,2 triệu đồng/hộ/năm, cao hơn 33,7 triệu với thu nhập của hộ nông thôn là 32,5 triệu đồng/hộ/năm, đến năm 2016 thu nhập của hộ đô thị đã tăng lên 146,1 triệu đồng/hộ/năm.

Xem xét sâu hơn về mức thu nhập giữa các nhóm hộ phân theo giàu nghèo tại nông thôn cho thấy mức bất bình đẳng trong các nhóm đang nới rộng ra. Nguyên nhân chính là do tốc độ tăng trưởng thu nhập của nhóm hộ giàu nhanh hơn 1,6 lần tốc độ tăng trưởng của nhóm hộ nghèo (6,96% so với 4,5%). Khoảng cách thu nhập tuyệt đối giữa 2 nhóm này tăng từ 69,9 triệu đồng/hộ/năm vào năm 2002 lên 187,4 triệu đồng/hộ/năm vào năm 2016, tương đương mỗi năm khoảng cách này doãng ra 7,3%. Nếu so sánh về chênh lệch thu nhập tương đối, năm 2002 thu nhập bình quân năm của nhóm hộ giàu chỉ cao gấp 7,3 lần nhóm hộ nghèo thì đến năm 2016 con số này tăng lên ở mức 10,1 lần.../.

Phúc Nguyên

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap