Vẫn còn những dự án nghìn tỷ thua lỗ
Đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đề nghị Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết,ánhviệcngânsáchtrungươnggiảmthuvẫnphảibùchođịaphươnhan dinh keo hom nay ngoài 12 dự án do nhà nước đầu tư đã xác định thua lỗ, thì đến nay còn bao nhiêu dự án thuộc các bộ, ngành quản lý rơi vào tình trạng như các dự án nêu trên?
“Chính phủ có biện pháp, giải pháp gì để phát hiện và xử lý kịp thời những dự án tương tự nếu có để hạn chế tối đa lãng phí trong đầu tư? Để xảy ra tình trạng như các dự án nêu trên thì trách nhiệm thuộc về ai?”, đại biểu đặt câu hỏi.
Trả lời vấn đề này, Phó Thủ tướng cho biết, những dự án này sẽ được cơ cấu, sắp xếp lại, giải quyết trên tinh thần “không để thất thoát ngân sách nhà nước, không dùng ngân sách trả nợ, giải quyết theo cơ chế thị trường và xử lý nghiêm các sai phạm kể cả tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm trực tiếp”. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo do Phó Thủ tướng làm Trưởng ban để chỉ đạo khắc phục tình trạng các dự án này.
Về câu hỏi còn hay không những dự án thua lỗ tương tự, Phó Thủ tướng cho rằng “không thể khẳng định là không có, về tựu chung là còn”. Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tự rà soát, phát hiện và báo cáo để Chính phủ tiếp tục có giải pháp xử lý với các dự án “đắp chăn, đắp chiếu”.
Giải pháp căn cơ, theo Phó Thủ tướng, là các ngành, các cấp phải chấp hành nghiêm các Nghị quyết của Chính phủ về sắp xếp lại các doanh nghiệp và tập đoàn kinh tế, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí và xử lý nghiêm các vi phạm.
Về giải pháp bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Phó Thủ tướng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng các ngành, lĩnh vực; đồng thời, nhất quán quan điểm không tăng trưởng bằng mọi giá; tăng trưởng phải gắn với ổn định vĩ mô, bảo đảm chất lượng và phát triển bền vững, cải thiện đời sống nhân dân.
Theo đó, tăng trưởng khu vực nông nghiệp 3,05%, xuất khẩu nông sản trên 33 tỷ USD; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,34%; khu vực dịch vụ tăng 7,19%, trong đó khách du lịch tăng trên 30%.
Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó tập trung vào các ngành, lĩnh vực quan trọng, hệ thống các tổ chức tín dụng và DNNN; cải cách thể chế, nhất là thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Phát triển mạnh thị trường trong nước; mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản; kiểm soát nhập siêu. Tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái; xử lý nghiêm khắc các vi phạm.
Phấn đấu giảm lãi suất, bảo đảm tăng trưởng tín dụng cả năm trên 18%, tập trung cho các lĩnh vực, đối tượng ưu tiên. Khẩn trương hoàn thành việc phân bổ, giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công. Tăng cường huy động, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư; phấn đấu tổng đầu tư toàn xã hội đạt 34 - 35% GDP.
Nhiều trường hợp thu thấp nhưng chi vẫn theo dự toán
Chiều cùng ngày, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng tham gia trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về lĩnh vực tài chính.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời chất vấn tại Quốc hội. |
Trả lời chất vấn của đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh) về việc Chính phủ có điều chỉnh giảm chi tiêu thường xuyên không khi mà tăng trưởng kinh tế GDP trong 5 tháng đầu năm tăng thấp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết GDP và thu, chi ngân sách liên quan tới nhau nhưng không giống nhau.
Ngay trong quý 1/2017, GDP tăng thấp nhưng thu ngân sách cao do dầu thô tính GDP theo giá so sánh năm 2010, còn ngân sách tính theo giá thị trường, giá dầu thô năm nay cao hơn năm ngoái. Tuy nhiên thu, chi ngân sách có quan hệ chặt chẽ, thu chi được lập dự toán theo cấp thẩm quyền quyết định. Một số địa phương được Hội đồng nhân dân giao tăng thu để có nguồn chi tiêu nhiều hơn.
Từ trước đến nay, khi có dấu hiệu giảm thu, các địa phương cũng phải giảm chi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp thu thấp nhưng chi vẫn theo dự toán, khiến bội chi tăng lên. “Đây là một thực tế mà lo ngại của đại biểu là có cơ sở”, Phó Thủ tướng cho biết.
Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07 về cơ cấu lại thu chi ngân sách gắn với bảo đảm an toàn nợ công. Theo đó, sẽ phải tiết kiệm chi tiêu triệt để, vay trong khả năng trả nợ, chi tiêu trong khả năng chi trả của nền kinh tế. Khi thu không đạt dự toán thì phải chủ động đề xuất để giảm chi tương ứng. Tất nhiên, trong một số trường hợp do bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh… mà địa phương giảm thu thì trung ương vẫn hỗ trợ, bảo đảm các khoản chi cần thiết về an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế…
Còn lại, với các khoản chi không cần thiết như lễ tân, hội thảo, công tác nước ngoài, đình giãn tiến độ một số dự án quan trọng… thì Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế để trình Quốc hội xử lý các trường hợp này, tránh trường hợp ngân sách trung ương giảm thu nhưng vẫn phải bù cho các địa phương, vì địa phương tăng chi vượt dự toán.
Cũng trả lời chất vấn của đại biểu Trần Văn Minh: “Tín dụng tăng cao nhưng tăng trưởng kinh tế GDP lại thấp, thì tín dụng đi đâu?”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, nguồn vốn (bao gồm ngân sách, tín dụng và đầu tư) là một trong ba yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế.
"Trước đây, khi Việt Nam tăng trưởng kinh tế 7% thì tín dụng tăng bình quân 33%/năm, cá biệt có năm tín dụng tăng trưởng hơn 50%. Nay tín dụng chỉ tăng bình quân 16 - 18%/năm mà tăng kinh tế tăng trưởng 6% chứng tỏ chất lượng tăng trưởng của ta tốt hơn, nhờ tín dụng tăng cao nên giúp tăng trưởng không giảm sâu hơn dự kiến", Phó Thủ tướng lý giải.
Hoàng Yến