Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines,ếptụclỗket qua cagliari mã CK: HVN) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2023.
Cụ thể, trong kỳ doanh thu thuần HVN đạt gần 23.600 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ. Trong khi đó lãi gộp gấp 7,5 lần cùng kỳ, đạt 1.240 tỷ đồng. Đây là tích hiệu tích cực hiếm hoi trong bức tranh kinh doanh của hãng hàng không quốc gia, nhưng chưa đủ để bù đắp toàn bộ chi phí của hãng. Vietnam Airlines cho biết, doanh thu quốc tế trong kỳ tăng mạnh nhờ thị trường khu vực châu Âu, Úc và Mỹ phục hồi tốt.
Tuy nhiên, các khoản chi phí đều tăng mạnh, đặc biệt là khoản chi phí tài chính tăng 24% lên gần 1.900 tỷ đồng, trong đó phần lớn là lỗ tỷ giá và lãi tiền vay. Còn chi phí bán hàng cũng tăng 61% lên gần 1.400 tỷ đồng.
Kết quả, hãng hàng không quốc gia lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 2.300 tỷ đồng, lỗ trước thuế 2.132 tỷ đồng và lỗ sau thuế 2.203 tỷ đồng, đánh dấu quý lỗ thứ 15 liên tiếp.
Theo Vietnam Airlines, trong thời gian qua do thị trường vận tải từng bước phục hồi và Tổng công ty chủ động triển khai hàng loạt các giải pháp ngắn hạn và dài hạn như điều hành linh hoạt cung ứng tải vận chuyển, cắt giảm tối đa chi phí, đàm phán giảm giá dịch vụ... đã giúp mức lỗ quý 3/2023 giảm so với quý 3/2022.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh vận tải vẫn chưa cân bằng được thu chi do thị trường quốc tế chưa phục hồi hoàn toàn đặc biệt là các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Nhật Bản, HongKong, Đài Loan... và các yếu tố chiến tranh, rủi ro tài chính và chi phí đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá, lãi suất vẫn tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả sản xuất kinh doanh.
Lũy kế 9 tháng, Vietnam Airlines đạt doanh thu thuần 67.628 tỷ đồng và lỗ sau thuế 3.534 tỷ đồng. Doanh thu tăng 32% và số lỗ giảm hơn một nửa so với 9 tháng 2022.
Bên cạnh kết quả kinh doanh ảm đạm, tình hình tài chính của hãng hàng không quốc gia cũng ghi nhận bối cảnh bấp bênh.
Tại tới cuối tháng 9/2023, Vietnam Airlines sở hữu 15.400 tỷ đồng tài sản ngắn hạn, trong đó tiền mặt và đầu tư tài chính ngắn hạn gần 3.900 tỷ. Phần lớn tài sản ngắn hạn nằm ở khoản phải thu và hàng tồn kho, ở mức tương ứng hơn 5.800 tỷ và hơn 4.000 tỷ.
Ở bên đối ứng, nợ ngắn hạn lên 59.8000 tỷ đồng, trong đó vay nợ tài chính ngắn hạn hơn 17.300 tỷ đồng.
Cuối quý 3/2023, lỗ luỹ kế lên gần 38.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm gần 14.000 tỷ.
Cũng theo dự đoán, nếu Vietnam Airlines vẫn lỗ trong năm 2022, Công ty sẽ rơi vào diện thua lỗ 3 năm liên tiếp và có thể bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán.
Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng chưa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 sau nhiều lần dời thời điểm tổ chức. Trong lần gần nhất, hãng này dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 vào ngày 22/11.