您现在的位置是:Empire777 > La liga

【soi kèo pauli】Nguy cơ phá vỡ quy hoạch vùng lúa

Empire7772025-01-11 12:43:31【La liga】1人已围观

简介(CMO) Như Báo Cà Mau đã phản ánh, tình trạng khai thác đất mặt trái phép diễn ra tại xã An Xuyên, TP soi kèo pauli

Báo Cà Mau(CMO) Như Báo Cà Mau đã phản ánh, tình trạng khai thác đất mặt trái phép diễn ra tại xã An Xuyên, TP. Cà Mau và xã Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Tân Phú, huyện Thới Bình. Đến nay, tình trạng này tuy có lắng xuống nhưng vẫn diễn ra việc khai thác lén lút vào ban đêm. Chính quyền địa phương đã và đang vào cuộc nhưng nếu thiếu quyết liệt thì việc phá vỡ vùng quy hoạch lúa 2 vụ ở xã An Xuyên và Tân Lộc, Tân Lộc Bắc  chỉ là chuyện "một sớm một chiều".

Ông Lê Thành Tây, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND xã Tân Lộc, cho hay: "Nhiều năm gần đây, diện tích lúa 2 vụ trên địa bàn xã đang thu hẹp dần do ảnh hưởng từ chuyển dịch nuôi tôm. Mặt khác, nhiều hộ dân tự ý đưa cơ giới vào lấy đi lớp đất mặt với lý do ban gò để tiện trồng lúa đã làm ảnh hưởng lớn đến năng suất lúa. Xã đang triển khai bảo vệ vùng sản xuất thuộc khu vực Ấp 8, tuy nhiên, đầu năm 2018 đã xảy ra tình trạng người dân bán đất mặt như báo chí phản ánh”.

Tại vùng khai thác đất của ông Trương Văn Tẻn, ấp Nhà Máy B, xã Tân Phú, sau khi xử phạt hành chính vào ngày 20/3, đến nay quy mô hoạt động càng mạnh hơn, từ 9 m3 xác định ban đầu, nay đã có hàng trăm mét khối đất được lấy đi.

Ông Lê Văn Lợi, Trưởng Ấp 8, xã Tân Lộc, cho biết: “Ngay khi nhận được thông tin phản ánh trên báo Cà Mau, UBND xã kết hợp với ấp tiến hành dùng dây rào không cho xe cơ giới vào khu vực. Đồng thời, Trưởng ấp đến tận nhà những người bán đất mặt, vận động họ không bán nữa. Riêng đối với 2 chủ cơ giới đưa phương tiện vào khai thác, UBND xã đã mời làm việc và cam kết không vào khu vực để lấy đất mặt. Đến nay tình trạng này đã được ngăn chặn”.

Tại khu vực Ấp 4, xã An Xuyên, TP. Cà Mau cũng vậy. Đây là vùng được quy hoạch sản xuất cánh đồng lớn lúa 2 vụ với diện tích 102 ha. Theo đó, khu vực này được đầu tư hoàn thành 2 trạm bơm phục vụ sản xuất cho bà con.

Tuy nhiên, theo Bí thư Chi bộ ấp Nguyễn Văn Phạng: “Đến cuối năm 2017, đầu năm 2018 xuất hiện điểm lấy đất mặt trên 1 ha ven theo Quốc lộ 63. Chi bộ, Ban nhân dân ấp cùng người dân địa phương đã nhiều lần báo lên cấp trên, thậm chí khi tiếp xúc cử tri của TP Cà Mau bà con cũng phản ánh nhưng chưa thấy ngăn chặn cho đến khi báo chí phản ánh. Mấy ngày qua, tình trạng khai thác ồ ạt đất mặt tại đây tạm thời lắng xuống (phương tiện cơ giới vẫn còn tập kết). Nếu tình trạng này không được giải quyết dứt điểm, cánh đồng lớn của ấp có nguy cơ bị phá vỡ”.

Ông Phạng phân trần thêm: “Trước kia, khi quy hoạch cánh đồng mẫu lớn được thông qua, người dân đưa cơ giới vào múc bờ bao khuôn hộ để đảm bảo chủ động trữ và thoát nước, còn bị chính quyền ngăn lại vì lo ngại tình trạng đưa nước mặn vào nuôi tôm. Còn khu vực mấy chục công đất đang khai thác hiện nay, Chi bộ và Ban nhân dân ấp khó ăn nói với người dân, bà con vô cùng bức xúc”.

Cũng có ý kiến cho rằng, việc xử lý chưa dứt điểm cũng do nguyên nhân thiếu thông tin phản hồi từ cơ sở. Đây cũng là một trong những nội dung chính được Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Cà Mau trả lời phỏng vấn phóng viên báo Cà Mau qua Công văn số 619, ngày 30/3/2018 tại cuộc họp giao ban báo chí tháng 3.

Tại công văn này, Sở TN&MT cho hay: Theo thông tin từ báo Cà Mau, Sở TN&MT được biết, trên địa bàn các xã Tân Lộc, Tân Lộc Bắc và Tân Phú, huyện Thới Bình xảy ra tình trạng khai thác lớp đất mặt trên ruộng, di chuyển đi nơi khác để bán san lấp mặt bằng và tình trạng khai thác đất ruộng xảy ra trên địa bàn Ấp 4, xã An Xuyên, TP Cà Mau. Qua trao đổi với Phòng TN&MT huyện Thới Bình và Phòng Kinh tế - Hạ tầng TP Cà Mau (qua điện thoại) về thực trạng trên, Sở TN&MT đã đề nghị 2 đơn vị nêu trên áp dụng theo hướng dẫn của Sở TN&MT tại Công văn số 184/STNMT-TNNKS ngày 30/1/2018 về việc triển khai phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Cà Mau để hướng dẫn UBND các xã trên địa bàn mình quản lý, xử lý theo đúng quy định.

Ngày 16/4, qua trao đổi với phóng viên báo Cà Mau, ông Lê Văn Quý, Phó chủ tịch UBND xã Tân Phú, cho biết: “Xã đã tiến hành xử phạt hành chính đối với 2 hộ khai thác đất mặt tại ấp Nhà Máy B (hộ ông Trương Văn Tẻn 2 triệu đồng và hộ ông Nguyễn Văn Vẳng 1 triệu đồng) nhưng không thể ngăn được thực trạng khai thác đất mặt. Họ đã chuyển sang hoạt động vào ban đêm và rất cảnh giác. Từ ngày 20/3 đến nay (sau quyết định xử phạt hành chính), các hộ này vẫn khai thác nhưng khi lực lượng tiến hành tuần tra thì họ đã cảnh giác và nghỉ. Khó khăn này UBND xã cũng đã báo cáo với ngành chức năng của huyện để có biện pháp xử lý”.

Theo Công văn số 184 của Sở TN&MT, thẩm quyền xử lý vi phạm trong khai thác khoáng sản trái phép thuộc UBND cấp xã được quy định: phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5 triệu đồng; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5 triệu đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 2, Nghị định 33/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 của Chính phủ.

Tuy nhiên, theo các quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trái phép ở các địa phương mà phóng viên Báo Cà Mau có được đều không thể thực hiện việc tịch thu tang vật, phương tiện, vì giá trị của các tài sản để khai thác đất đều vượt trị giá 5 triệu đồng. Còn biện pháp khắc phục hậu quả theo Nghị định số 33/2017/NĐ-CP của Chính phủ thì nơi có đề cập, nơi không.

Như vậy, tình trạng khai thác đất mặt trái phép như đã phản ánh trên báo Cà Mau từ ngày 20/3 đến nay vẫn chưa được ngăn chặn triệt để. Thực trạng này như đáy thuyền bị mục, bịt nơi này vọt nước nơi khác. Cũng như vừa có biện pháp xử lý ở khu vực khai thác Ấp 4, xã An Xuyên thì lại rầm rộ khai thác ở khu vực Ấp 8, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình. Đến ngày 24/3, khi xã Tân Lộc dùng các biện pháp cứng rắn để ngăn chặn thì thời gian gần đây khu vực ấp Nhà Máy B, xã Tân Phú lại rộ lên. Báo Cà Mau sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về phương án xử lý triệt để từ chính quyền cấp huyện, thành phố trong việc khai thác đất mặt như đã phản ánh./.

Phong Phú - Nguyễn Phú 

很赞哦!(676)