Lời khai bất ngờ ở phiên tòa bị hoãn
Ngày 14-4 vừa qua,ụánthẩmmỹviệnCátTườngVìsaobácsỹNguyễnMạnhTườngbịnângmứctruytốtỷ số monaco hôm nay VKSND TP Hà Nội đã truy tố Nguyễn Mạnh Tường (SN 1973, trú ở xóm 6, xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) - chủ Thẩm mỹ viện Cát Tường về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt”, theo khoản 2, Điều 246-BLHS và tội “Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác”, quy định tại khoản 1, Điều 242. Đối với Đào Quang Khánh (SN 1996, trú ở phố Tây Sơn, quận Đống Đa) – nhân viên bảo vệ của Thẩm mỹ viện, ngoài bị truy tố về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” còn bị cáo buộc thêm tội “Trộm cắp tài sản”.
Nguyễn Mạnh Tường và đồng phạm
Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào trung tuần tháng 4-2014, một số nhân chứng trong ê-kíp phẫu thuật cho chị Lê Thị Thanh Huyền đã bất ngờ khai báo về nội dung vụ án theo chiều hướng khác xa với lời nhận tội của bác sỹ Tường. Cụ thể, y tá Lê Thị Ngọc Vân (nhân viên của Tường) quả quyết, chị là người trực tiếp làm một số xét nghiệm, thử phản ứng thuốc và không thấy chị Huyền có biểu hiện gì bất thường. Khi Tường hút mỡ bụng cho nạn nhân, y tá Vân nhận ra chị Huyền có dấu hiệu co giật và nhấp nháy mắt. Lúc đó, Tường mới sai chị đi mua thuốc động kinh, nhưng không mua được. Đặc biệt, nhân chứng Nguyễn Ngọc Thư (y tá của Thẩm mỹ viện Cát Tường) khẳng định: “Do chị Huyền đau đớn nên Tường chỉ tiến hành phẫu thuật trong khoảng hơn 2 giờ. Trong khi đó, các ca phẫu thuật tương tự trước đây phải mất tới 4 tiếng. Trong lúc phẫu thuật, chị Huyền đã có dấu hiệu sùi bọt mép, co giật nhưng Tường vẫn tiến hành hút mỡ bụng để bơm lên ngực như bình thường”.
Tương tự, một số nhân chứng khác nhìn nhận nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền có dấu hiệu nguy hiểm đến tính mạng ngay trong quá trình hút mỡ, nâng ngực nhưng bác sỹ phẫu thuật chính trong ê-kip vẫn không ngừng lại để cấp cứu bệnh nhân. Trước những lời khai nêu trên, HĐXX quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm làm rõ một số vấn đề thuộc về chuyên môn y tế.
Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Quá trình điều tra bổ sung, ngày 18-7 vừa qua, lực lượng công an đã tìm thấy thi thể của chị Huyền nổi ở ven bờ sông Hồng, thuộc địa phận xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Tuy nhiên, thi thể của chị Huyền đang trong tình trạng phân hủy mạnh và thiếu một số bộ phận cơ thể. Do đó, mặc dù các cơ quan chuyên môn đã xác định chính xác thi thể tìm thấy là chị Huyền với xác suất trên 99%, nhưng không thể chỉ ra đâu là nguyên nhân dẫn đến cái chết và cũng không thể xác định được nạn nhân chết trước hay chết sau khi bị vứt xuống sông.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm - Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), người bào chữa cho bị cáo Đào Quang Khánh nhìn nhận, hiện nay, việc tìm thấy thi thể chị Huyền chỉ là chứng cứ chứng minh nạn nhân đã chết. Còn việc Nguyễn Mạnh Tường bị thay đổi điều khoản truy tố từ khoản 1, Điều 242-BLHS sang khoản 3 cùng điều luật (gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng) là do tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo. Bởi lẽ hành vi của cựu bác sỹ Tường đã gây ra những tác động tiêu cực đối với đời sống xã hội nói chung và làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của ngành y nói riêng. Cũng theo luật sư Nguyễn Anh Thơm, để chứng minh tính chất đặc biệt nghiêm trọng này, CQĐT đã có văn bản trưng cầu ý kiến đánh giá của ngành y tế và căn cứ vào sự phản ứng của dư luận xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Ngoài ra, tính chất đặc biệt nghiêm trọng trong hành vi tội phạm của Nguyễn Mạnh Tường còn thể hiện ở chỗ Thẩm mỹ viện Cát Tường hoàn toàn không đảm bảo yêu cầu về phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực, nhưng bị cáo vẫn cố ý thực hiện, bất chấp hậu quả xảy ra.
Hiện, toàn bộ hồ sơ vụ án “bác sĩ vứt xác phi tang” gây chấn động dư luận đã được VKSND TP Hà Nội chuyển sang tòa án cùng cấp để sớm đưa ra xét xử. Với việc điều chỉnh khung khoản của tội danh, quy định tại Điều 242 theo hướng tăng nặng hơn, Nguyễn Mạnh Tường sẽ phải đối mặt với mức án cao nhất là 20 năm tù giam.
Theo ANTD