【365 bong.com】TP. Hồ Chí Minh: Gỡ “nút thắt” để đón đầu chu kỳ phục hồi, phát triển kinh tế

TP. Hồ Chí Minh: Gỡ “nút thắt” để đón đầu chu kỳ phục hồi, phát triển kinh tế
Trung tâm TP. Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao. Ảnh: Sơn Nam

Không nên quá kỳ vọng vào tăng trưởng

Đánh giá về thực trạng hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM) tại thời điểm này, ông Nguyễn Ngọc Hòa - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM nhìn nhận, tình hình tuy có khá hơn giai đoạn trước khi các hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, thực phẩm bắt đầu có các đơn hàng trở lại. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là các đơn hàng để phục vụ cao điểm cuối năm, còn các đơn hàng dài hạn cho năm sau thì chưa có.

Theo ông Hòa, qua khảo sát, gần như tất cả các doanh nghiệp cho rằng, môi trường kinh doanh vẫn chưa có nhiều cải thiện, nhiều doanh nghiệp còn khó khăn về vốn, đơn hàng, thủ tục pháp lý về đất đai, lao động…

Theo Cục Thống kê TP. HCM, GRDP quý III của TP. HCM là 6,71%, cộng chung 9 tháng thành phố có tốc độ tăng trưởng 4,57% (cao hơn so với tốc độ tăng trưởng cả nước). Đây được xem là một điểm rất sáng của TP. HCM, bởi trước đó trong quý I con số tăng trưởng của TP. HCM chỉ đạt 0,7%.

Đặc biệt trong quý II và quý III, nhờ nỗ lực vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cùng nhiều chính sách hỗ trợ phù hợp của Chính phủ đã giúp GRDP TPHCM lên 5,8% trong quí II và quí III là 6,71%.

Theo các chuyên gia, chu kỳ kinh tế tác động vào TP. HCM và cả nước phải đến quý II năm 2024 mới trở lại. Do đó, TP. HCM cũng không nên đặt nặng và quá kỳ vọng vào tăng trưởng mà nên chuẩn bị để bắt nhịp, phát triển nhanh khi chu kỳ kinh tế quay trở lại.

TS. Trương Minh Huy Vũ - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cho biết, TP. HCM khó có thể đạt chỉ tiêu tăng trưởng cả năm bởi chu kỳ kinh tế giảm tác động rất mạnh cũng như độ trễ chính sách.

Vấn đề đặt ra là làm sao khi chu kỳ kinh tế quay trở lại, chúng ta bắt được xu thế này và bứt phá. Theo ông Vũ, những con số thống kê là quan trọng nhưng là để tham khảo, phân tích chứ không phải là quá kỳ vọng, dồn hết lực cho tăng trưởng thì các yếu tố khác sẽ bị ảnh hưởng.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Võ Văn Hoan, hiện nay kinh tế TP. HCM vẫn đang rất khó khăn. Tình hình xuất nhập khẩu chưa được cải thiện, dẫn đến nguy cơ áp lực lạm phát trong nước, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu dùng. Điều quan trọng nhất là phải giữ bằng được các thị trường hiện có và tìm thêm các thị trường mới để giao thương.

Thành phố đã và sẽ làm hết mình

Phát biểu tại một số hội nghị, diễn đàn quan trọng của thành phố mới đây, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng, thời gian qua mặc dù mức tăng trưởng chưa cao, chưa đạt như kỳ vọng nhưng chúng ta cũng đã nỗ lực rất lớn để có được những kết quả này. Do vậy, thời gian tới TP. HCM cần làm hết mình bằng các biện pháp, nỗ lực tối đa giải quyết các công việc, các tồn đọng và chấp nhận các kết quả, không nên chạy theo các con số, không nóng vội mà thiếu đi các giải pháp trung và dài hạn.

Bước sang quý IV, chặng nước rút của năm 2023, TP. HCM đang tập trung cao độ để thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ của năm. Dự kiến năm 2023, TP. HCM sẽ có 19/21 chỉ tiêu đạt và phấn đấu đạt, 2 chỉ tiêu dự kiến không đạt là tốc độ tăng trưởng và tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân.

Trong các tháng còn lại của năm, theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, TP. HCM phải tập trung đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, mua sắm công, kích cầu tiêu dùng nội địa; tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai; chuẩn bị kế hoạch Tết Nguyên đán và năm 2024… Đặc biệt, cần phải hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp đang tập trung nhưng cũng có những khó khăn chưa thể tự tháo gỡ được thì quan điểm của chúng ta cùng với doanh nghiệp chứ không phải tháo gỡ cho doanh nghiệp. Chúng ta phải ngồi lại để thực hiện và tìm giải pháp với từng nhóm doanh nghiệp, nhất là nhóm hiện nay đang gặp khó khăn về vốn thì như thế nào? Làm sao để tiếp tục tháo gỡ, chia sẻ và khơi thông dòng vốn để phát huy hiệu quả” - Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên nói.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Võ Văn Hoan, những tháng còn lại của năm 2023 cũng như năm 2024, TP. HCM tập trung phát triển thị trường trong nước, bởi các nước hiện nay cũng phải quay lại việc phát triển thị trường trong nước. Việc phát triển của TP. HCM theo những tiêu chí quốc tế cũng là một bước tập dượt để chuẩn bị cho mục tiêu dài hơi hơn, xa hơn, đi sâu hơn vào các thị trường mới khi điều kiện thuận lợi để phát triển.

TP. Hồ Chí Minh: Gỡ “nút thắt” để đón đầu chu kỳ phục hồi, phát triển kinh tế
Dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp FDI tại TP.HCM. Ảnh: CTV

Ngay trong tháng 10 này, TP. HCM sẽ có hội nghị quan trọng để bàn các giải pháp đẩy mạnh trụ cột tăng trưởng là giải ngân đầu tư công cũng như bàn các giải pháp để thu hút đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, thành phố sẽ tập trung kế hoạch phục vụ Tết Nguyên đán.

Cùng với việc thông qua 9 nghị quyết triển khai nội dung cụ thể Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội, TP. HCM đang tập trung triển khai dự án đường vành đai 3, khởi động đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế và dự án khu đô thị lấn biển tại huyện Cần Giờ; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án bất động sản; đảm bảo an sinh xã hội…

Về dài hạn, thành phố sẽ chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2024. Thuận lợi là Nghị quyết 98 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù vẫn đang được thành phố triển khai đúng tiến độ. Đặc biệt, mới đây, HĐND TP. HCM đã thông qua 100 nghị quyết làm tiền đề quan trọng để thành phố phát triển.