您现在的位置是:Empire777 > La liga

【keo nha cai. men】Cảnh báo lừa đảo cuối năm

Empire7772025-01-10 10:14:11【La liga】0人已围观

简介Lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh làm việc với Phan Huỳnh Quỳnh Như Đủ kiểu lừa tinh viChỉ trong một keo nha cai. men

Lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh làm việc với Phan Huỳnh Quỳnh Như 

Đủ kiểu lừa tinh vi

Chỉ trong một thời gian ngắn, các lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh đã làm rõ đối tượng sử dụng các tài khoản Zalo giả danh người thân lừa đảo qua mạng internet, rồi chiếm đoạt số tiền hàng trăm triệu đồng.

Cụ thể, sau khi nhận tin báo của một người dân, trú tại đường Hà Huy Giáp, phường Vỹ Dạ (TP. Huế), về việc, bị đối tượng không rõ danh tính sử dụng các tài khoản Zalo giả danh người thân lừa đảo qua mạng internet rồi chiếm đoạt số tiền hơn 800 triệu đồng.

Nhận định, đây là vụ việc lừa đảo trên không gian mạng có tính chất nghiêm trọng, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh đã kịp thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật chuyên biệt, điều tra làm rõ đối tượng Phan Huỳnh Quỳnh Như (SN 1997), ở tại 4/289 Bùi Thị Xuân, phường Phường Đúc (TP. Huế) chính là người đã thực hiện vụ lừa đảo này. 

Đấu tranh, khai thác, đối tượng Như khai, khi thấy người bị hại có điều kiện, nhiều tài sản và qua nghiên cứu các mối quan hệ của người này, nhất là mối quan hệ với những thân ở nước ngoài, đối tượng đã tạo lập nhiều tài khoản mạng xã hội giả danh những người thân của bị hại, sau đó, nhắn tin mượn tiền.

Trong các ngày từ 21/11 đến 1/12/2023, với nhiều lý do khác nhau như: “Gia đình về Việt Nam không đem tiền mặt”, “mượn tiền để cho gia đình sử dụng”, “mượn tiền để chữa bệnh tại TP. Hồ Chí Minh”…. đối tượng Như đã liên hệ và yêu cầu bị hại chuyển tiền, sau đó chiếm đoạt.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phan Huỳnh Quỳnh Như để xử lý theo quy định của pháp luật.

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh cũng đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối tượng Lê Thị Hồng Phương, trú tại TP. Huế về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Lê Thị Hồng Phương kinh doanh các mặt hàng trên mạng internet như hàng mỹ phẩm, túi xách, nước hoa, đồng hồ. Do kinh doanh thua lỗ, Phương tự tạo nhiều đơn hàng khống với lãi suất cao, trung bình mỗi ngày từ 8 đến 10 đơn hàng.

Thấy lợi nhuận thu về từ việc góp vốn kinh doanh cao, nên có nhiều người ở trên địa bàn tỉnh tham gia góp vốn với Phương để hưởng lãi suất chênh lệch, nhưng sau đó Phương mất khả năng thanh toán. Cơ quan Công an xác định, có nhiều cá nhân tham gia góp vốn cho Phương gần 1.400 đơn hàng, với giá trị hơn 15 tỷ đồng…

Lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh xác định, các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt tài sản của người dân như: Đăng tin giả mạo tuyển cộng tác viên làm việc online; kêu gọi đầu tư online siêu lợi nhuận; chiếm quyền điều khiển tài khoản mạng xã hội và quyền sử dụng sim số điện thoại. Chưa hết, với muôn hình, vạn trạng cách lừa đảo, chúng  giả danh giáo viên chủ nhiệm, nhân viên bảo vệ nhà trường hoặc nhân viên bệnh viện; lừa đảo đặt tiệc; chiếm quyền điều khiển tài khoản ngân hàng; cho vay vốn online; giả danh nhân viên công ty xổ số cho số đánh lô đề; giả danh nhân viên ngân hàng, nhà mạng, nhân viên các sàn thương mại điện tử; giả danh cơ quan chức năng, người tiếng, người nước ngoài thành đạt...

Tỉnh táo, chủ động, tránh bị lừa

Ngay sau khi phát động ra quân đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của Ban Chỉ đạo 138 tỉnh, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ tập trung bám, nắm địa bàn để đấu tranh, triệt phá loại tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.

Đại tá Phạm Văn Toàn, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh lưu ý, để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh xử lý với các hoạt động liên quan, Phòng an ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân, không chuyển tiền cho bất kỳ người nào qua mạng xã hội, mạng viễn thông khi chưa xác thực rõ thông tin.

Một đối tượng lừa đảo bằng công nghệ cũng đã bị lực lượng công an phát hiện, bắt giữ để đầu tranh, làm rõ 

Không nhấp, truy cập vào các đường dẫn (đường link) lạ; không cung cấp các thông tin bảo mật của tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội gồm tên đăng nhập, mật khẩu đăng nhập, mã xác thực OTP; không mua, bán hoặc cho mượn giấy tờ tùy thân; tài khoản, thẻ ngân hàng; Không đầu tư tiền ảo, đầu tư vào các sàn đầu tư tài chính trái phép hoặc các dự án không rõ nguồn gốc; không nên vay tiền từ các ứng dụng (app), website để tránh bị lừa đảo hoặc vay lãi nặng.

Mỗi người dân cần chia sẻ thủ đoạn phạm tội của bọn tội phạm cho người thân, hàng xóm biết để phòng, ngừa; theo dõi, nghiên cứu các phương thức,  thủ đoạn của bọn tội phạm trên mạng internet để đề phòng; kịp thời, thông báo cho cơ quan công an gần nhất khi phát hiện hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Trước thực trạng này, UBND tỉnh cũng đã có văn bản chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường kiểm tra công tác quản lý sim số của các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, không để diễn ra tình trạng mua bán sim “rác”.

Đề nghị các doanh nghiệp viễn thông, internet, các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên hạ tầng mạng không cung cấp dịch vụ có nội dung lừa đảo, nghi vấn lừa đảo hoặc có thể bị lợi dụng để lừa đảo và chủ động triển khai các biện pháp cảnh báo, hỗ trợ, bảo vệ người sử dụng.

Tăng cường kiểm tra, xử lý, giám sát các trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội của các tổ chức, cá nhân có hành vi huy động vốn, đầu tư trái phép, đòi tiền qua trung gian, quảng cáo mua bán hàng hóa, quảng cáo đăng tin trên báo chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội… để phòng ngừa hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế được giao chỉ đạo các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh quản lý chặt các hoạt động đăng ký, mở tài khoản, đặc biệt là các tài khoản online; kịp thời phối hợp cung cấp thông tin, phong tỏa tài khoản ngân hàng có dấu hiệu vi phạm khi cơ quan công an yêu cầu; đối với các giao dịch nghi ngờ, cần hướng dẫn khách hàng cụ thể để tránh rút, chuyển tiền cho các đối tượng lừa đảo.

Sở Giáo dục và đào tạo, Đại học Huế, các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề trên địa bàn tỉnh được yêu cầu thông qua các buổi học ngoại khóa phổ biến, quán triệt cho học sinh- sinh viên nắm các phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo qua mạng; yêu cầu học sinh- sinh viên không cung cấp, đăng ký thuê bao di động, mở tài khoản ngân hàng để bán, cho, tặng người khác sử dụng, tránh bị các đối tượng lợi dụng lừa đảo.

Công an tỉnh tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng triển khai các biện pháp nghiệp vụ, biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, làm rõ các đối tượng lợi dụng không gian mạng, sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

很赞哦!(4378)