>> Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Năm 2018,Rừngbxh giải úc lấy tăng trưởng theo chiều sâu làm chủ đạo >> Thủ tướng: Quyết tâm không để cỗ máy phát triển dừng lại >> Năm 2018: Tạo chuyển biến thực chất thực hiện các đột phá chiến lược
Nhiều địa phương còn tư duy bao cấp, nặng nề, trì trệ
Về môi trường đầu tư kinh doanh và thực hiện Nghị quyết 19, Thủ tướng cho rằng, báo cáo của Chính phủ đã nêu rõ còn nhiều khó khăn. Mặc dù đã nâng lên mấy bậc, nhưng vẫn còn có ngành, địa phương gây trở ngại cho kinh doanh, chưa tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) phát triển, chưa có giải pháp tháo gỡ cụ thể. Vì vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia còn thấp, môi trường kinh doanh còn nhiều vấn đề. Do đó, việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 19 là yêu cầu quan trọng trong năm 2018.
“Chúng ta có tiến bộ nhưng còn nhiều bất cập”, Thủ tướng nhấn mạnh. Có những tỉnh làm rất tốt về cải thiện môi trường đầu tư như mô hình cà phê doanh nhân ở Đồng Tháp hay mô hình một cửa liên thông hiện đại, rất nhanh chóng. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều địa phương ì ạch, vẫn còn tư duy bao cấp xin cho rất nặng nề, trì trệ.
Thủ tướng cho biết, năm vừa qua chúng ta cắt giảm tới 5.000 thủ tục, nhiều bộ đã cắt giảm 1/2, 1/3 thủ tục, dám từ bỏ quyền lực để tạo môi trường thông thoáng. Tuy nhiên, hiện nay “rừng” thủ tục còn rất nhiều, rất phức tạp, cắt thủ tục này mọc thủ tục khác vì quyền lợi của cơ quan mình, rất nguy nan. “Cải cách thủ tục hành chính là rất quan trọng, do đó phải tiếp tục thực hiện Nghị quyết 19”, Thủ tướng nhắc lại.
Cho ý kiến về chủ đề cách mạng 4.0, Thủ tướng nêu rõ thế giới đang chuyển động rất nhanh về công nghệ mà chúng ta thì không biết bắt đầu từ đâu. Do đó, các lãnh đạo địa phương, bộ ngành phải tiếp tục đặt ra câu hỏi công nghệ 4.0 ở địa phương, ở bộ mình là gì và bắt đầu từ đâu? Nếu không sẽ là lạc hậu, bị bỏ lại vì nền kinh tế số đang phát triển rất nhanh. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu năm 2018 phải thực hiện cho được Chính phủ điện tử.
Tránh “phát ra chủ trương ào ào nhưng không thực hiện”
Liên quan đến công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng giao để giữ kỷ cương, Thủ tướng nhận xét có nhiều việc Thủ tướng giao nhưng không làm nên gây trì trệ. Sắp tới, Thủ tướng gợi ý có thể thành lập tổ công tác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ đứng đầu để kiểm tra các ngành, địa phương về việc thực hiện các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Ngay cả với các địa phương, Thủ tướng nêu rõ cũng có tình trạng những thông báo, kết luận của Chủ tịch, Bí thư đưa ra không được làm, do đó kỷ cương phép nước không nghiêm, nói không đi đôi với làm. “Phải kiểm tra đôn đốc, nêu gương, phê bình mạnh mẽ chuyện này để nói và làm đi liền với nhau”, Thủ tướng yêu cầu và cho rằng, một trong những khâu quan trọng của quản lý nhà nước là thanh tra, kiểm tra đôn đốc.
“Lãnh đạo mà không kiểm tra đôn đốc thì không phải lãnh đạo. Cơ quan mình cứ phát ra chủ trương ào ào trên diễn đàn, nói rất gay gắt nhưng không ai thực hiện, không đưa vào cuộc sống thì rất khó khăn”, Thủ tướng nêu rõ.
Về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, Thủ tướng nhắc đến hiện tượng người dân nhiều địa phương kéo về Hà Nội, TP.HCM khiếu nại rất nhiều. Những khiếu nại chủ yếu liên quan đến đất đai mà địa phương không giải quyết. Mặc dù có những vụ việc đã được giải quyết nhưng người dân vẫn khiếu kiện, tuy nhiên cũng có nhiều vụ việc do chúng ta sai, không chịu sửa, trở thành chuyện khiếu nại đông người. Theo Thủ tướng, nguyên nhân là do không chịu đối thoại với dân, bỏ mặc họ, không coi đó là trách nhiệm của mình.
Do đó, Thủ tướng yêu cầu chính quyền các cấp phải bố trí theo dõi việc này. Nếu nơi nào để người dân kéo lên Hà Nội, Thủ tướng “sẽ mời Chủ tịch tỉnh lên nhận dân về giải quyết”.
Địa phương không lên trung ương biếu xén
Tiếp tục cho ý kiến về vấn đề chống tham nhũng, Thủ tướng yêu cầu các lãnh đạo bộ, ngành phải quan tâm đặc biệt đến chống tham nhũng. Bên cạnh nhiệm vụ của thanh tra, chính các lãnh đạo bộ ngành phải nhận thức rõ mới làm đến nơi đến chốn. “Ai cũng nói tham nhũng ở đâu chứ ngành tôi không có, báo cáo thì toàn thành tích”, Thủ tướng nêu ví dụ.
Sau Chỉ thị của Ban Bí thư về tổ chức Tết năm 2018 trong đó nghiêm cấm việc biếu, tặng quà tết cho lãnh đạo cấp trên, Thủ tướng cho biết một Chỉ thị của Chính phủ cũng sẽ được ban hành ngay tối nay (28/12) trong đó có nêu rõ không biếu xén Tết nhất. “Phải dừng chuyện chủ tịch, bí thư, lãnh đạo địa phương lên trung ương biếu xén, gây tốn kém, huy động chỗ này chỗ kia làm mất lòng, mang tiếng. Phải đặt chống tham nhũng ở địa phương, ở cơ sở ngay từ bây giờ thì mới có chuyển biến từ cơ sở để ngăn chặn có hiệu quả việc này", Thủ tướng nói./.
Chiều 28/12, các đại biểu đã nghe các lãnh đạo các bộ trình bày báo cáo về: Kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2017; tình hình thực hiện Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và phát triển DN; công tác rà soát, tháo gỡ các vướng mắc, bất cập của các quy định hiện hành về môi trường đầu tư, kinh doanh, các chính sách an sinh xã hội; kết quả thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg về nâng cao năng lực tiếp cận cách mạng công nghệ 4.0; kết quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử và hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ năm 2017; công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng năm 2017. Sáng 29/12, Chính phủ và các địa phương sẽ tiếp tục phiên họp. |
Hoàng Yến