【soi kèo tokyo verdy】6 tháng đầu năm: Thoái vốn nhà nước thu về gấp 3 lần giá trị sổ sách
Áp lực ban hành văn bản luật rất lớn
Tại phiên họp sáng 30/6,ángđầunămThoáivốnnhànướcthuvềgấplầngiátrịsổsásoi kèo tokyo verdy Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, tính đến ngày 28/6, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành được 56 văn bản quy định chi tiết luật, đạt 32,54%. Về việc xây dựng, ban hành nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, tính đến ngày 28/6, các bộ, cơ quan ngang bộ đã trình Chính phủ 49/50 văn bản, còn 1 văn bản do Bộ Quốc phòng chủ trì, đang được Bộ Tư pháp thẩm định.
Từ nay đến cuối năm 2016, các bộ, cơ quan ngang bộ phải xây dựng, ban hành 114 văn bản quy định chi tiết các luật đã có hiệu lực và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7; xây dựng, ban hành hoặc trình ban hành 81 văn bản quy định chi tiết thi hành 12 luật và các nội dung được luật giao quy định chi tiết sẽ có hiệu lực sau ngày 1/7.
Nhận định áp lực ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư thời gian qua là rất lớn, Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, sự vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện Quản lý kinh tế Trung ương với kết quả hoàn thành 49 nghị định.
Tuy nhiên, về kết quả xây dựng luật, pháp lệnh và các văn bản quy định chi tiết các luật khác, Thủ tướng cho rằng vẫn còn nợ đọng nhiều nên cần nỗ lực rất lớn trong thời gian tới và mong muốn các bộ trưởng biến quyết tâm thành hành động cụ thể, với tinh thần “Chính phủ kiến tạo chứ không phải chạy theo sự vụ”, tạo môi trường chính sách tốt để phát triển.
Trong phiên làm việc buổi sáng, Chính phủ đã nghe, thảo luận về Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; Dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày tóm tắt báo cáo về ưu đãi thuế thu nhập DN đối với cơ sở giáo dục đại học công lập thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết 77/NQ-CP; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP báo cáo xin ý kiến Chính phủ về việc giao Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức đấu thầu tập trung cấp quốc gia đối với thuốc dùng trong lĩnh vực BHYT, việc thành lập đơn vị mua sắm tập trung thuốc quốc gia thuộc Bộ Y tế.
Thoái vốn nhà nước thu về hơn 2.700 tỷ đồng
Chiều 30/6, Chính phủ bắt đầu phiên họp trực tuyến với các địa phương. Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết, trong 6 tháng đầu năm, dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động, đặc biệt trong nước gặp nhiều khó khăn, thiên tai, nhưng với sự chỉ đạo của Chính phủ, nỗ lực của các ngành, các cấp và toàn dân, kinh tế - xã hội đã tiếp tục chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Lãi suất tương đối ổn định và có xu hướng giảm, thị trường ngoại tệ ổn định.
Tính đến ngày 20/6, tổng số dư tiền gửi tăng 8,23%, tổng dư nợ tín dụng tăng 6,2%, tương đương cùng kỳ năm trước. Tỷ giá ngoại tệ dao động trong biên độ cho phép. Tỷ giá VND/USD tăng nhẹ mấy ngày qua chủ yếu do tác động tâm lý từ sự kiện Brexit, nhưng vẫn trong biên độ cho phép.
Về thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN), 6 tháng đầu năm tổng thu NSNN ước đạt 476,8 nghìn tỷ đồng, bằng 47% dự toán, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi NSNN ước đạt 562,5 nghìn tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng vốn đầu tư xã hội 6 tháng đầu năm đạt 618,2 nghìn tỷ đồng, bằng 32,9% GDP và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.
Một điểm sáng trong 6 tháng đầu năm là phát triển của khu vực dịch vụ, tăng trưởng ngành xây dựng đạt tốc độ 8,8%, cao nhất trong 6 năm qua. Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng 10,1%, cao hơn cùng kỳ năm trước.
Về cổ phần hoá, thoái vốn DNNN, tính đến ngày 28/6 đã cổ phần hoá 38 DNNN và 2 đơn vị sự nghiệp công lập. Ngoài ra, đã thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá của 63 DN, đang xác định giá trị của 77 DN, đã công bố giá trị của 28 DN. Trong 6 tháng đầu năm, cả nước có Tập đoàn Viễn thông quân đội, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Hà Nội thực hiện bán phần vốn Nhà nước không cần nắm giữ tại DN, thu về 2.710,4 tỷ đồng, gấp gần 3,1 giá trị sổ sách là 871,6 tỷ đồng.
Giải ngân đầu tư chậm do phải "đi nhẹ, nói khẽ"
Bên cạnh báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã trình bày các báo cáo về tình hình giải ngân đầu tư công, về việc sử dụng chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm thay cho chỉ số giá tiêu dùng so với cùng kỳ năm trước để phản ánh tình hình lạm phát và việc điều chỉnh một số chỉ tiêu, thời điểm xác định số liệu thống kê khác.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, kết quả giải ngân đầu tư công 5 tháng đầu năm đạt 81.876 tỷ đồng, bằng 32,6% kế hoạch, tương đương cùng kỳ năm trước. Nhiều nguyên giải ngân chậm được nêu ra là do khó khăn trong giải phóng mặt bằng, vướng mắc trong thủ tục giải ngân, thủ tục xây dựng...
Phát biểu thêm về nội dung này, Thủ tướng Chính phủ bổ sung một nguyên nhân của tình trạng giải ngân chậm là do những tháng đầu năm, các địa phương đã phải tập trung cho các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc tập trung cho bầu cử khiến tình hình "nhạy cảm" hơn, nhiều lãnh đạo phải "đi nhẹ, nói khẽ". Theo Thủ tướng, cần có sự thông cảm nhất định cho lý do này, khi chính quyền đã ổn định, các công tác chỉ đạo sẽ được làm mạnh mẽ hơn, tốt hơn./.
H.Y