【bong da so 24】Thúc đẩy tiêu thụ nông sản ở cả thị trường trong và ngoài nước
Sóc Trăng và TP. Hồ Chí Minh: Tăng cường hợp tác tiêu thụ nông sản Sơn La: Đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ nông sản tại phiên chợ vùng cao biên giới Sóc Trăng: Tăng cường tiêu thụ nông sản có thế mạnh |
Nông sản Việt được ưa chuộng cả trong và ngoài nước
TS. Nguyễn Anh Phong - Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn cho biết,úcđẩytiêuthụnôngsảnởcảthịtrườngtrongvàngoàinướbong da so 24 từ trước đến nay trong các chiến lược của ngành nông nghiệp, bên cạnh việc xuất khẩu còn rất chú trọng đến tiêu thụ nông sản ở thị trường nội địa.
Thập kỷ vừa rồi, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng rất nhanh. Nếu như năm 2006, thu nhập bình quân đầu người 2700-2800 USD/người/năm thì đến nay vượt 4700 USD và tiến dần đến 5000 USD/người/năm. Trong xu thế tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực.
“Theo nghiên cứu của chúng tôi, người tiêu dùng đang thay đổi nhu cầu, giảm tinh bột, tăng các mặt hàng dinh dưỡng cao như thịt bò, rau, trái cây, sữa… Thứ hai là thay đổi thói quen mua bán, tập trung vào thương mại điện tử nhiều hơn. Đây là cơ hội để thúc đẩy tiêu thụ nông sản” – TS Nguyễn Anh Phong nói.
Thị trường nội địa với 100 triệu dân là thị trường tiêu thụ nông sản hiệu quả (Ảnh: TTXVN) |
Nhờ chất lượng, độ tươi ngon, hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản đã chiếm tỷ lệ lớn ở hệ thống phân phối. Trong đó ở nhiều kênh phân phối, mảng rau quả chiếm đến trên 90%.
Đặc biệt, các nền tảng thương mại điện tử cũng đang hỗ trợ tiêu thụ nông sản hiệu quả. Đơn cử, cách đây 5-7 năm, thương mại điện tử đơn giản là một website để bà con đưa sản phảm lên, quảng bá và bán rất sơ khai. Sau này, thương mại điện tử đã phát triển, trở thành kênh quảng bá, là nơi người mua và người bán có thể tương tác với nhau để điều chỉnh yêu cầu về sản phẩm,.
Gần đây, các địa phương, các doanh nghiệp còn tiến xa hơn, kết nối với các trang mạng xã hội như Tiktok để đưa nông sản lên sàn mạng xã hội, nâng lên một bước nữa để tăng tương tác giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp nhằm tiêu thụ nông sản. Hiệu quả tiêu thụ qua đó ngày càng tăng lên.
Ở mảng xuất khẩu, hiện nông sản của ta có lợi thế cạnh tranh nên đang xuất khẩu đến 200 thị trường trên thế giới, ngày càng khẳng định được chất lượng, thương hiệu.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính chung 8 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước ước đạt trên 40 tỷ USD, trong đó nhập khẩu 28,28 tỷ USD, xuất siêu 11,8 tỷ USD.
Theo đó, riêng trong tháng 8, giá trị kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản ước đạt 5,55 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó, nông sản chính ước đạt 2,99 tỷ USD (tăng 22,6%), lâm sản 1,45 tỷ USD (tăng 4,7%), thủy sản 900 triệu USD (tăng 5%)...Tính chung 8 tháng, hầu hết các nhóm hàng đều tăng, nên kim ngạch xuất khẩu tăng, ước đạt 40,08 tỷ USD, tăng 18,6%.
Nông sản Việt ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường với nhiều mặt hàng đứng hàng đầu thế giới như gạo, tiêu, điều…
Khắc phục điểm yếu
Song, về điểm yếu, TS. Nguyễn Anh Phong chỉ rõ, hiện lượng thất thoát sau thu hoạch của nông sản Việtrất cao, đặc biệt là những mặt hàng dễ hư hỏng như rau, thịt… Cho nên cần chính sách để giúp bà con nâng cao năng lực, giảm thất thoát sau thu hoạch. Bên cạnh đó, chi phí logistics cho nông sản còn cao. Nhiều mặt hàng chi phí lên đến 15-20%, rất khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Chưa kể, việc thiếu thông tin thị trường cũng gây ra tình trạng dư cung, nhiều mặt hàng sản xuất ra không đáp ứng được tiêu chuẩn thị trường.
Để khắc phục tình trạng thất thoát sau thu hoạch, chi phí logistics cao, hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan hoàn thiện trình Thủ tướng xem xét phê duyệt Đề án "Phát triển hệ thống dịch vụ logistics nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050". Đây là căn cứ tổ chức và triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phát triển hệ thống logistics nông sản đáp ứng yêu cầu thực tiễn trước mắt và dài hạn.
Ngoài ra, để hạn chế khó khăn về logistics, các địa phương, doanh nghiệp đã có sáng kiến thay vì mang hàng hoá đến với người tiêu dùng ở các thị trường xa thì đã chủ động tổ chức các tour du lịch ở địa phương, từ đó đưa khách du lịch đến với địa phương, góp phần tiêu thụ nông sản hiệu quả.
Bên cạnh đó, tăng cường các giải pháp xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước để đưa hàng nông sản tiếp cận thị trường nhanh nhất.
Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang hỗ trợ các HTX nâng cao năng lực cho nhà sản xuất trong sơ chế, bảo quản nông sản nhằm đảm bảo chất lượng nông sản, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cả trong và ngoài nước.
Bên cạnh việc xây dựng cơ chế, chính sách theo thẩm quyền, các địa phương được khuyến khích thu hút doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có năng lực tham gia đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành các trung tâm dịch vụ logistics nông sản trên địa bàn. Tất cả nhằm xây dựng những chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản tại các vùng nguyên liệu chủ lực và tổ chức lại sản xuất theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết với doanh nghiệp để cung cấp nông sản đảm bảo chất lượng, an toàn và bền vững thông qua hệ thống trung tâm dịch vụ logistics nông sản.