您现在的位置是:Empire777 > Thể thao

【tlbd hom nay】Ngược miền ký ức !

Empire7772025-01-24 23:35:01【Thể thao】8人已围观

简介Điều đọng lại sau sự nhiệt huyết, tình yêu và trách nhiệm của các tlbd hom nay

Điều đọng lại sau sự nhiệt huyết,ượcmiềnkứtlbd hom nay tình yêu và trách nhiệm của các thế hệ làm văn hóa, văn nghệ là những câu chuyện lắng đọng, luôn được cất giữ ở miền ký ức. Để rồi có dịp sẽ kể lại với tất cả sự tự hào, về một thời dấn thân, không ngại khó, không ngại khổ, miễn sao được sống trọn với đam mê...

Có dịp, biên đạo múa Huỳnh Bích Hạnh (áo đen) lại muốn về với Hậu Giang để gặp học trò, đồng nghiệp của mình.

Một thời không quên

“Thời gian làm việc ở Hậu Giang đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm. Mỗi khi dưới này... rủ rê, miễn sắp xếp được thời gian là tôi chạy xuống ngay”. Biên đạo múa Huỳnh Bích Hạnh, từng công tác tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, mở đầu câu chuyện về những năm tháng chị về đây để gầy dựng phong trào văn nghệ.

Mới đó đã 20 năm... Vậy mà trong ký ức chị, kỷ niệm về những năm tháng ấy vẫn vẹn nguyên. Điều đó nhắc chị nhớ lại câu thơ rất hay của nhà thơ Chế Lan Viên: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở. Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.

Hậu Giang - Hai tiếng thân thương mà gợi nhớ. Nhớ nhất là những người làm văn hóa, văn nghệ, phải đi gầy dựng phong trào, tìm kiếm và chăm bồi những hạt nhân mới. Các anh, chị về đây mang theo bao khát vọng, nhiệt huyết, muốn cống hiến, muốn chung tay, góp sức, vì một vùng đất mới. Ông Phạm Thành Chung, nguyên Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh, nhớ lại: “Có 6 anh em chúng tôi về đây làm việc và ở tại rạp hát Vị Thanh cũ, nơi đây có biết bao kỷ niệm. Anh em cùng trải qua những tháng ngày khó khăn nhưng đây cũng là giai đoạn mà những người gầy dựng phong trào như chúng tôi thấy nhớ nhất”.

Tay bắt mặt mừng, họ kể lại bao câu chuyện vui buồn của nghề diễn mỗi khi có dịp về lại Hậu Giang. Kể chuyện cũng là cách để tiếp lửa cho thế hệ nối tiếp. Chuyện khiến mọi người nhớ nhất chính là hoạt động nghệ thuật luôn vào buổi tối, ai có con nhỏ cũng phải dắt theo. Những đứa trẻ này có chung một “đặc tính” là rất dễ, ai bồng cũng được, ai giữ cũng chịu và quen với sự chờ đợi, ngóng tìm mòn mỏi, nhiều lúc ngủ luôn trên tay người không phải mẹ mình...

Biên đạo múa Bích Hạnh trầm ngâm: “Nhớ lại thương con mình, đồng nghiệp mình đứt ruột. Nhưng cái nghề là vậy, biết làm sao được. Tôi thì suốt 10 năm gắn bó với Hậu Giang, chưa bao giờ đón giao thừa cùng gia đình. Có lúc cũng tủi thân, nhưng nghĩ đến việc mình sống với nghề, làm được công việc yêu thích và có những người học trò dễ thương, đồng nghiệp thân thiện lại quên hết nhọc nhằn”.

Điều làm chị vui nhất là đã có đội ngũ kế thừa và tâm huyết với phong trào văn nghệ, nhất là phong trào múa. Tại các huyện, thị, thành cũng có những người đam mê vẫn là nòng cốt trong việc xây dựng phong trào văn nghệ, tiếp tục xây dựng và củng cố lực lượng từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trong đó, có Câu lạc bộ Sắc Hồng Kids, do biên đạo múa Lê Thị Thanh Huyền gầy dựng, tiếp bước chị truyền lửa cho các em thiếu nhi.

Chuyện người vác tù và...

Nếu làm nghệ thuật vất vả rất đặc thù, khó tả thành lời, thì những người đi gầy dựng phong trào văn hóa ở cơ sở cũng vậy, họ được xem là “nghệ sĩ ở mặt trận đời sống”, muốn làm được việc phải yêu, hiểu và gắn bó với vùng đất mình sống. Có được những người như vậy, phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tỉnh Hậu Giang mới có những điểm nhấn rất ấn tượng.

Ông Nguyễn Thanh Danh, nguyên Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Phụng Hiệp, là một ví dụ. Ông suốt ngày ở cơ sở, ngóng nghe nơi nào manh nha điểm mới là có mặt. Quá trình gần gũi đó từng bước giúp cho người dân hiểu và chung tay thực hiện. Ông chia sẻ: “Làm phong trào phải hiểu người dân cần gì, biết họ đang quan tâm điều gì, mình đang hướng tới điều gì để tìm tiếng nói chung. Tôi làm hết sức mình, đã làm là làm đến cùng, đã quyết xây dựng mô hình phải làm tốt nhất có thể”.

Chính sự hết lòng và quyết liệt đó, huyện Phụng Hiệp luôn là địa phương đi đầu trong việc phát huy, nhân rộng, nâng cấp các mô hình hay từ cuộc thi, như con đường đẹp, hộ gia đình có cảnh quan đẹp, tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu, liên tuyến dân cư thi đua yêu nước kiểu mẫu... Các mô hình tiếp tục được nối dài và nhân rộng, tạo nên những điểm nhấn rất riêng. Giờ đi đến đâu, từ thành thị đến nông thôn, đều gặp rất nhiều những tuyến đường đẹp, hộ gia đình có cảnh quan đẹp, đây là sự lan tỏa từ đất Phụng...

Chuyện về những người cán bộ văn hóa ở cơ sở, đi gầy dựng phong trào những ngày đầu, khi cuộc sống của người dân vẫn còn khó khăn, là những kỷ niệm khó quên. Trong câu chuyện của họ, những ngày tháng đi tuyên truyền, vận động người dân xây dựng gia đình, ấp, khu vực văn hóa luôn đáng nhớ.

Thành quả của phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa hôm nay, ngoài công sức, cộng đồng trách nhiệm của các ngành, các cấp có liên quan, không thể phủ nhận những đóng góp không nhỏ của những người đi “vác tù và”, không ngại khó khăn, không ít lần bị người dân... “mắng”...  Nhưng họ vẫn làm, làm bằng tấm lòng, cái tâm và trách nhiệm, đó chính là cách thể hiện tình yêu với quê hương.

Câu chuyện của họ để lại cho đời nhiều suy nghĩ, lời bài hát “Một đời người, một rừng cây” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn, sẽ xứng đáng để dành tặng họ với tất cả sự trân quý, vì những việc đã góp sức cho đất Hậu Giang này: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai. Xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người”...

Trung tâm văn hóa cấp tỉnh và huyện đều duy trì và hoạt động hiệu quả 4 câu lạc bộ khung: Thanh nhạc, múa, sân khấu và đờn ca tài tử. Đội tuyên truyền lưu động đảm bảo từ 3-5 thành viên. Lực lượng ca sĩ, diễn viên dần trưởng thành, tham gia vào các phân hội chuyên ngành của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. Từ đây, nhiều thành viên đã được kết nạp vào hội viên Trung ương, đủ điều kiện để thành lập các chi hội: Chi hội Sân khấu, Chi hội Nghệ sĩ múa, Chi hội Âm nhạc...

 

Qua 16 năm tổ chức, từ cuộc thi Mô hình có cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp đã góp hàng ngàn con đường đẹp ở khắp mọi ấp, khu vực tại tỉnh. Từ đây, các địa phương tiếp tục chọn những tuyến đường đẹp nhất, đủ điều kiện để nâng chất lên thành tổ, liên tổ nhân dân tự quản kiểu mẫu, liên tuyến dân cư thi đua yêu nước kiểu mẫu và hiện có khoảng 400 tổ, liên tổ, liên tuyến.

 

Bài, ảnh: THU THỦY

很赞哦!(31433)