Thống đốc Ngân hàngNhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng tham luận tại Đại hội XIII. |
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng khẳng định,ếptụchỗtrợnềnkinhtếphụchồisauđạidịkqbd vl ngành ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệpvà người dân, hỗ trợ nền kinh tếphục hồi sau đại dịch Covid-19.
Tham luận tại Đại hội XIII chiều 27/1, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh 8 vấn đề góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng và Nghị quyết Đại hội XII.
Vấn đề thứ nhất là tiếp tục kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Cải thiện chất lượng đầu vào cho hoạch định chính sách, chủ động, thận trọng và linh hoạt điều hành các giải pháp và công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhất là chính sách tài khoá để ứng phó linh hoạt, tăng sức chống chịu của nền kinh tế trước những biến động của kinh tế, tiền tệ thế giới.
Thống đốc cũng cho biết, sẽ tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi, tạo dự trữ đệm để chống đỡ khi có các cú sốc xảy ra, góp phần tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Vấn đề thứ hai là thực hiện đồng bộ các biện pháp chuyển quan hệ huy động vốn và cho vay ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với khách hàng vay sang quan hệ mua bán ngoại tệ, để tiếp tục giảm tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế; triển khai lộ trình từng bước tự do hóa giao dịch vốn của Việt Nam một cách thận trọng, phù hợp. Tiếp tục triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng theo Nghị định số 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ.
Ở vấn đề thứ ba, bà Hồng khằng định tiếp tục thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mở rộng tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hoạt động.
Tích cực triển khai các chương trình tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, khuyến khích tổ chức tín dụng phát triển các sản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân, đặc biệt là các đối tượng thu nhập thấp, góp phần hạn chế “tín dụng đen” - bà Hồng nhấn mạnh.
Vấn đề thứ tư là tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Theo dõi, nắm bắt kịp thời các diễn biến bất thường, có nguy cơ rủi ro để kiến nghị, khuyến nghị, cảnh báo tổ chức tín dụng xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Tiếp tục giám sát chặt chẽ và chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được phê duyệt. Tập trung chỉ đạo cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng - bà Hồng cho biết.
Thống đốc cũng nêu nhiệm vụ tham mưu các cấp có thẩm quyền việc ban hành và triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng giai đoạn 2021-2025. Thực hiện đề án tái cơ cấugắn với xử lý nợ xấu, nâng cao trình độ quản trị hoạt động, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng; phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu của Chiến lược ngành Ngân hàng đã đề trong giai đoạn 2020 - 2025. Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng các tổ chức tín dụng trong nước đóng vai trò chủ lực, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025.
Năm là tập trung hoàn thành các nhiệm vụ phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng công nghệ phục vụ cho việc chia sẻ, cung ứng các sản phẩm số và tăng cường tích hợp, kết nối với các Bộ, ngành, lĩnh vực còn lại để mở rộng hệ sinh thái; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 trong hoạt động thanh toán..
Sáu, thực hiện tốt chương trình cải cách thủ tục hành chính, triển khai hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử; xây dựng văn hoá công sở, văn hoá doanh nghiệp, đổi mới phương thức, lề lối làm việc, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.
Bảy, chủ động, tích cực hợp tác và hội nhập quốc tế, thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực ngân hàng; Triển khai công tác truyền thông theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, nâng cao sự minh bạch hóa thông tin, đáp ứng yêu cầu hoạt động thông tin của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện các cam kết quốc tế.
Vấn đề thứ tám là hoàn thiện thể chế pháp luật ngân hàng, Thống đốc nêu trọng tâm là tổng kết, nghiên cứu khả năng sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng; Luật Bảo hiểm tiền gửi; Luật Phòng chống rửa tiền tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, tăng cường thực thi các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng.