【bongdaketqua】Gian nan cuộc chiến chống trục lợi tiền hoàn thuế giá trị gia tăng
Thời báo Tài chính Việt Nam thực hiện loạt bài nhằm làm rõ những chiêu trò các đối tượng thường thực hiện để trục lợi tiền hoàn thuế,ộcchiếnchốngtrụclợitiềnhoànthuếgiátrịgiatăbongdaketqua gây thất thu ngân sách nhà nước.
Bài 1: Nhiều “chiêu trò” gian lận tiền hoàn thuế
Để đáp ứng yêu cầu cải cách, nhiều thủ tục hành chính thuế đã được tinh giản, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi dụng sự thông thoáng của chính sách, không ít đối tượng cố tình vi phạm pháp luật thuế, gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước.
Hoàn thuế bằng hồ sơ khống
Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp ngành Thuế đáp ứng được yêu cầu quản lý thuế hiện đại, phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp (DN). Đến nay, hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% chi cục thuế trực thuộc. Có 99,7% DN đang hoạt động, tham gia sử dụng dịch vụ khai, nộp thuế điện tử; 97% DN tham gia, thực hiện thủ tục hoàn thuế điện tử.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại tình trạng một số đối tượng, người nộp thuế (NNT) lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế chính sách để vi phạm pháp luật thuế, trốn thuế, gian lận thuế; đặc biệt là tình trạng kê khai, nâng khống hàng hóa xuất khẩu để được hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), gây thất thu cho ngân sách nhà nước (NSNN).
Thống kê của Tổng cục Thuế cho thấy, trong năm 2020, cơ quan thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan công an 162 trường hợp có dấu hiệu vi phạm mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, với số lượng và giá trị cực lớn. Điển hình như: Công ty TNHH JUNMA Phú Thọ mua bán hóa đơn có giá trị lên đến 2.000 tỷ đồng; hay Ngô Văn Phát - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP thương mại xăng dầu Phát tại Hải Phòng, cầm đầu đường dây mua bán hóa đơn lên đến 5.000 tỷ đồng…
Tháng 1/2021, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã tuyên phạt đối tượng Hoàng Thị Hậu (sinh năm 1971, trú khối 9, thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) 20 năm tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 2 năm tù giam về tội “Mua bán trái phép hóa đơn”.
|
Theo Cục Thuế Hà Tĩnh, chiêu trò của Hoàng Thị Hậu là: Năm 2011, Hậu thành lập Công ty TNHH xuất nhập khẩu Hào Hùng nhưng nhờ người khác đứng tên. Trong vòng 3 năm DN này đã sử dụng hơn 1.000 hóa đơn GTGT mua hàng của gần 100 công ty “ma” trên nhiều tỉnh, thành. Số hoá đơn này được dùng để kê khai, quyết toán và hoàn thuế với hàng xuất khẩu tại Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh. Thủ đoạn của Hoàng Thị Hậu là mượn hàng của nhiều chủ hàng tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh để mở tờ khai hàng hóa xuất khẩu, sau đó lập khống hồ sơ hoàn thuế để chiếm đoạt hơn 34 tỷ đồng.
Trong một diễn biến khác, tháng 2/2021, Tổng cục Thuế đã có công văn gửi các cục thuế tỉnh: Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh lưu ý về vấn đề hoàn thuế GTGT có rủi ro cao. Trong đó, Tổng cục Thuế có đề cập cụ thể đến trường hợp Công ty CP phát triển nhà Thủ Đức (Thủ Đức House).
Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho hay, qua công tác đấu tranh, cơ quan thuế đã xác định Thủ Đức House có hành vi chiếm đoạt tiền thuế GTGT. Theo đó, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã ban hành 22 quyết định cưỡng chế thuế đối với Thủ Đức House, thực hiện tại 22 ngân hàng nhằm thu hồi số tiền hơn 451 tỷ đồng liên quan đến hành vi gian lận thuế GTGT.
Mức độ vi phạm ngày càng lớn và tinh vi
Từ các vụ án đã được đưa ra xét xử, các chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là phương thức, thủ đoạn thường gặp để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT. Họ thành lập hàng loạt DN không có thật (sử dụng chứng minh nhân dân bị đánh cắp…) nhằm sử dụng bất hợp pháp hóa đơn, thông qua đó nâng khống giá trị hàng hóa và các công ty này khai khống thuế GTGT đầu vào nhằm chiếm đoạt tiền thuế GTGT; các chữ ký trên giấy tờ giao dịch (hợp đồng kinh tế, hóa đơn…) thậm chí chữ ký đăng ký tại các ngân hàng thương mại và các chứng từ thanh toán đều là chữ ký giả.
Nhìn lại các hành vi gian lận thuế có thể thấy, mức độ vi phạm ngày càng gia tăng và phức tạp. Các hành vi như: thành lập DN để bán hoá đơn, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, kê khai, khấu trừ thuế GTGT, hạch toán chi phí…, diễn ra khá nghiêm trọng với mức độ ngày càng tinh vi dưới nhiều hình thức khác nhau, gây thất thu cho NSNN, tạo sự bất bình đẳng và bức xúc trong cộng đồng DN và toàn xã hội.
Đã có không ít DN lợi dụng sự thông thoáng, của pháp luật để thực hiện các hành vi mua bán hóa đơn bất hợp pháp (hóa đơn không gắn với hàng hóa), với nhiều chiêu thức mới để qua mặt cơ quan thuế. Nhiều đối tượng lập DN “ma”, sử dụng thủ đoạn thuê các đối tượng kém hiểu biết, thậm chỉ cả người đang mắc bệnh hiểm nghèo làm đại diện pháp luật, thực hiện mua bán hóa đơn lòng vòng để bán cho các DN khác làm chứng từ hợp thức hóa đầu vào nhằm khấu trừ thuế, hoặc xin hoàn thuế.
Đặc biệt, nhiều đối tượng còn dùng chiêu bài cho DN tạm ngừng nghỉ kinh doanh, thay đổi địa điểm kinh doanh, đổi tên DN, chuyển địa bàn hoạt động sang địa phương khác, thậm chí bỏ địa chỉ kinh doanh không đóng mã số thuế… Bên cạnh đó, không ít DN có vốn đầu tư nước ngoài có hành vi gian lận thuế thông qua việc chuyển giá, liên tục khai lỗ để không phải nộp thuế và đã bị cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện truy thu, truy hoàn cho NSNN với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Ông Lê Duy Minh – Cục trưởng cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: Công tác quản lý doanh nghiệp chưa thật sự hiệu quả Hiện nay, hệ thống đăng ký doanh nghiệp (DN) chỉ làm thủ tục thành lập, xác lập về mặt pháp lý sự xuất hiện của một DN, còn các chức năng khác như hướng dẫn người đăng ký kinh doanh, xây dựng hệ thống quản lý thông tin DN, thực hiện kiểm tra DN gần như không thực hiện đầy đủ. Hệ thống thông tin về DN trên Internet của các cơ quan quản lý nhà nước đã hình thành. Tuy nhiên, việc cập nhật thông tin chưa kịp thời nên việc khai thác sử dụng thông tin và phối hợp xử lý các thông tin chưa hiệu quả. Do đó, hạn chế hiệu quả quản lý nhà nước, gây rủi ro trên thị trường, dẫn đến tình trạng nhiều DN vi phạm, gian lận thuế, trốn thuế ngày càng phức tạp, khiến NSNN thất thu. Hành vi thành lập DN để mua bán hóa đơn, lừa đảo chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước không chỉ gây thất thu cho ngân sách, mà còn tạo sự bất bình đẳng trong xã hội, gây mất trật tự trị an. |
Ông Đinh Nho Hậu–Cục trưởng cục Thuế Hà Tĩnh: Mượn hàng hóa để hợp thức hóa hồ sơ xin hoàn thuế Tội phạm trong lĩnh vực thuế diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp có sự cấu kết, móc nối giữa nhiều cá nhân, tổ chức ở nhiều địa phương khác nhau, thậm chí một số trường hợp liên quan đến cá nhân, tổ chức ở các quốc gia khác, dẫn đến công tác quản lý thuế gặp nhiều khó khăn. Hà Tĩnh là địa phương có đường biên giới giáp với Lào, tình hình tội phạm lừa đảo, trốn thuế, mua bán hóa đơn nhằm chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT diễn biến khá phức tạp. Điều khó khăn của cơ quan thuế là DN lợi dụng chính sách trong việc xuất khẩu hàng hóa sang Lào, trong khi hệ thống ngân hàng giữa hai nước chưa liên thông tốt để các DN thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng, mà chủ yếu thanh toán vãng lai. Ngoài ra, lợi dụng cơ chế thông thoáng của chính sách, các đối tượng đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối, cấu kết với nhiều đối tượng lập khống hồ sơ, hợp đồng mua bán hàng hóa, đưa tiền sang Lào nộp vào tài khoản của các công ty tại đây nhằm hợp thức việc mượn hàng, khi có đầy đủ giấy tờ, mở tờ khai hải quan tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), La Lay (Quảng Trị), Nậm Cắn (Nghệ An), sau đó lập hồ sơ đề nghị Cục Thuế Hà Tĩnh cho hoàn thuế GTGT. |
Văn Tuấn