【số liệu thống kê về psg gặp rennes】Một số điểm mới của Luật Chứng khoán sửa đổi
Sửa Luật Chứng khoán: Nên tạo cơ chế bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp về điều kiện niêm yết | |
Sửa Luật Chứng khoán: Để phù hợp hơn cho thị trường chứng khoán Việt Nam | |
Sửa quy định chỉ tiêu an toàn tài chính đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán | |
Sửa Luật Chứng khoán: Thêm niềm tin cho các nhà đầu tư |
Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã chính thức được Quốc hội thông qua. |
Mở rộng các định nghĩa
Luật Chứng khoán đã mở rộng định nghĩa về chứng khoán,ộtsốđiểmmớicủaLuậtChứngkhoánsửađổsố liệu thống kê về psg gặp rennes chứng khoán sẽ bao gồm cả chứng chỉ lưu ký (DR), và quy định về chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) sẽ được quy định trong Luật doanh nghiệp.
Cụ thể, việc biểu quyết đối với cổ phần phổ thông đã được dùng làm tài sản cơ sở để phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết thực hiện theo quy định tại Điều lệ của công ty là tổ chức phát hành. Cổ đông là tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết có quyền phân bổ quyền biểu quyết của mình cho các cổ đông khác tương ứng tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông đó.
Mở động định nghĩa về nhà đầu tư chuyên nghiệp, bao gồm nhà đầu tư cá nhân có tổng giá trị danh mục chứng khoán từ 2 tỷ đồng trở lên hoặc có thu nhập chịu thuế năm gần nhất tối thiểu 1 tỷ đồng. Nhà đầu tư chuyên nghiệp còn có thể là các tổ chức có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
Luật Chứng khoán sửa đổi cũng đã thêm định nghĩa về nhà đầu tư chiến lược liên quan đến các doanh nghiệp tư nhân.
Theo Luật Chứng khoán sửa đổi, chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc chào bán chứng khoán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chỉ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược.
Luật mới cũng mở rộng định nghĩa của người nội bộ hoặc có liên quan. Tổ chức xã hội nghề nghiệp về chứng khoán ban hành bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Cấm đứng tên sở hữu chứng khoán hộ người khác.
Cụ thể điều kiện được IPO
Luật Chứng khoán sửa đổi phân biệt các điều kiện và thủ tục chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và chào bán thêm cổ phiếu. Theo đó, điều kiện vốn điều lệ để công ty được chào bán công khai tăng lên thành 30 tỷ đồng (trước đây là 10 tỷ, chủ yếu do nâng điều kiện công ty đại chúng). Các cổ đông lớn phải cam kết nắm giữ trên 20% vốn điều lệ của tổ chức phát hành tối thiểu 1 năm sau khi kết thúc đợt chào bán.
Theo Luật này, việc chào bán công khai cần được thực hiện thông qua công ty chứng khoán (tư vấn), trừ trường hợp khi công ty phát hành là công ty chứng khoán. Cổ phiếu phải được niêm yết trong vòng 30 ngày sau khi chào bán.
Cùng với đó, khối lượng cổ phiếu phát hành thêm không lớn hơn tổng số cổ phiếu đang lưu hành, trừ trường hợp có bảo lãnh phát hành. Tổ chức phát hành có thể chào bán cổ phiếu thấp hơn mệnh giá (10.000 đồng), nếu cổ phiếu được giao dịch thấp hơn mệnh giá.
Luật mới quy định, việc chào bán ra công chúng nhằm mục đích huy động phần vốn để thực hiện dự án bị hủy nếu tỷ lệ phát hành thấp hơn 70%.
Điều kiện để doanh nghiệp chào bán trái phiếu riêng lẻ là phải có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận Các đợt chào bán riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng.
Chỉ các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hay nhà đầu tư chiến lược mới được phép tham gia chào bán riêng lẻ (cả trái phiếu & cổ phiếu).
Công ty đại chúng có vốn điểu lệ tăng 20 tỷ so với Luật hiện hành
Luật Chứng khoán sửa đổi quy định, Công ty đại chúng phải có vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng (hiện tại đang là 10 tỷ đồng), với ít nhất 100 cổ đông (không bao gồm cổ đông lớn) nắm giữ tối thiểu 10% tổng số cổ phần.
Các công ty trở thành đại chúng (không phải thuộc loại hình chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng) phải đăng ký giao dịch cổ phiếu trên UPCoM trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xác nhận hoàn tất việc đăng ký công ty đại chúng. Sau 2 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống UPCoM, công ty đại chúng có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết.
Công ty đại chúng thực hiện mua lại cổ phiếu của chính mình phải làm thủ tục giảm vốn điều lệ. Chào mua công khai quy định rõ ở các mức 25%, 35%, 45%, 55%, 65%, 75% số cp có quyền biểu quyết.
Chính phủ sẽ cung cấp hướng dẫn về quy định về sở hữu nước ngoài cho các công ty đại chúng. Nâng các quy định về công bố thông tin hiện nay ở Nghị định, Thông tư thành Luật.
Quy định cụ thể về thành viên Công ty quản lý quỹ và quỹ
Luật mới quy định lại số lượng thành viên của quỹ thành viên (từ 2 đến 99 nhà đầu tư, thay vì tối đa 30 nhà đầu tư như quy định hiện tại) và chỉ bao gồm nhà đầu tư chuyên nghiệp. Đồng thời, tách giấy phép thành lập của Uỷ ban Chứng khoán và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trong thời hạn 1 năm kể từ ngày luật có hiệu lực phải đăng ký doanh nghiệp).
Luật cũng bổ sung thêm quyền thay đổi vốn điều lệ, thay đổi thời hạn hoạt động của đại hội nhà đầu tư quỹ. Sửa đổi hạn chế đối với quỹ đại chúng. Không còn quy định cấm đầu tư vào chứng chỉ quỹ của một quỹ đầu tư khác. Không được đầu tư vào chứng khoán của 1 tổ chức phát hành quá 10% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành, trừ trái phiếu chính phủ.
Luật Chứng khoán sửa đổi bổ sung thêm trường hợp công ty quản lý quỹ được phép vay để tài trợ cho hoạt động của quỹ là trường hợp thực hiện thanh toán các giao dịch chứng chỉ quỹ với nhà đầu tư. Cùng với đó bỏ hạn mức được phép sai lệch (15%) so với hạn chế đầu tư. Đồng thời bỏ một nguyên nhân dẫn đến sai lệch (thực hiện lệnh giao dịch của nhà đầu tư).
Tuy nhiên, Luật cũng quy định các hạn chế đầu tư đối với từng loại hình quỹ cụ thể sẽ do Bộ Tài chính quy định. Do vậy, các quy định chi tiết vẫn phải đợi các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tài chính.