Với nhiều gia đình,ơihộitụtruyềnthốngvagravesựđbóng đá nữ chelsea nghề này không chỉ mang lại cuộc sống ấm no mà hơn hết là duyên nghiệp. Dù đã nghỉ hưu hay đang lao động, làm việc, các thế hệ công nhân ở đây vẫn luôn yêu nghề và động viên con cháu tiếp tục gắn bó với nghề.
Cảm ơn “thầy giáo”
Rời quê hương Nam Định, năm 1982, ông Nguyễn Xuân Hiện đến vùng đất đỏ miền Đông làm kinh tế mới. “Ngày ấy, con đường độc đạo lên đây (thôn 7, xã Long Hưng, nay thuộc huyện Phú Riềng - PV) đi lại rất khó khăn, muốn ra đường tỉnh phải leo lên máy kéo. Nỗi ám ảnh về sốt rét rừng cũng làm nhiều người nản chí bỏ về quê sinh sống” - ông Hiện nhớ lại.
“Thầy” Nguyễn Xuân Hiện hướng dẫn nâng cao tay nghề cho công nhân Nông trường 4 (Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng)
Năm 1983, ông được nhận vào làm công nhân chăm sóc vườn cây của Nông trường 4. Do có trình độ học vấn, năm 1985, nông trường bố trí ông làm nhân viên thống kê, rồi làm trưởng ban bảo vệ. Từ năm 2009 đến nay, ông nhận nhiệm vụ Trưởng ban Nông nghiệp nông trường, trực tiếp đứng lớp đào tạo, bồi dưỡng công nhân mới vào nghề và người dân địa phương có nhu cầu học cạo. Gắn bó với ngành cao su nên sau khi lập gia đình, bà Lê Thị Bảy - vợ ông, đã “lôi kéo” mẹ ông là bà Nguyễn Thị Mề vào sinh sống và cũng được nhận vào làm công nhân cao su của nông trường.
Trong căn nhà khang trang, bà Bảy cho biết: “Tôi làm công nhân đến năm 1987 nghỉ mất sức ở nhà chăm sóc con để ông ấy an tâm công tác. Con lớn Nguyễn Thị Thanh Huyền được vợ chồng tôi động viên gắn bó gần 12 năm với Nhà máy chế biến Trung Tâm, sau được luân chuyển làm công tác kiểm soát chất lượng sản phẩm mủ cao su trên diện tích hơn 1.412 ha đang cho khai thác của Nông trường 4”.
37 năm gắn bó với ngành cao su, cũng bấy nhiêu năm ông Hiện tham gia đào tạo nghề, trực tiếp hướng dẫn công nhân mới vào nghề và người dân trên địa bàn. Đến nay, đa số “học trò” của ông đều vững tay nghề, trở thành những thợ cạo giỏi của nông trường. Anh Mai Duy Tuấn, công nhân khai thác tổ 10, Nông trường 4, đoạt giải ba hội thi “Bàn tay vàng” công ty năm 2017 cho biết: “Tôi từng học lớp cạo mủ của thầy Hiện. Thầy rất tận tâm hướng dẫn và truyền lòng yêu nghề, gắn bó với công việc cho lớp chúng tôi. Nhiều công nhân trong thời điểm khó khăn muốn bỏ nghề, thầy đều động viên, giúp đỡ nên lúc giá mủ tăng đều nhớ đến thầy với tấm lòng biết ơn, trân trọng”.
Ông Phan Ngọc Bình, Phó giám đốc, Chủ tịch Công đoàn Nông trường 4 cho biết: “Gia đình ông Nguyễn Xuân Hiện nhiều đời gắn bó với Cao su Phú Riềng và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ông Hiện còn là tấm gương trong hoạt động xã hội ở địa bàn, là đại biểu HĐND xã hết mình vì cử tri”.
Không yêu thì khó giữ được nghề
Trong căn nhà của bà Trần Thị Oanh ở thôn 7, xã Long Hà (Phú Riềng), hình ảnh đầu tiên mọi người nhìn thấy khi đến thăm là tấm bằng khen vinh danh gia đình gắn bó nhiều đời với ngành cao su được treo ở vị trí trang trọng cùng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành. Bà Oanh chia sẻ: “Để hoàn thành nhiệm vụ, người công nhân phải biết vượt qua khó khăn và nỗi sợ hãi vô hình của bản thân. Nếu không có tình yêu nghề thì khó có thể gắn bó với nghề”.
Anh Đỗ Văn Hùng là đời thứ ba trong một gia đình làm công nhân và đã gắn bó 15 năm với Nông trường 6 (xã Long Hà). Bà Oanh - mẹ anh Hùng kể: Ông bà nội của Hùng gắn bó với cao su Phú Riềng từ thời “tiền trạm”. Dù làm ở đâu, giai đoạn nào cũng có những khó khăn, thuận lợi nhất định. Nhờ làm công nhân cao su và gắn bó với nghề mà tôi nuôi được 5 người con khôn lớn, đến năm 1999 mới nghỉ chế độ. Các con, trừ người lập gia đình ở xa, còn lại tôi đều định hướng vào làm trong ngành cao su”.
Trong thời gian chờ trút mủ tại lô cách nhà hơn 3km, anh Hùng tiếp chuyện với phóng viên: “Thời điểm khó khăn, rất nhiều người trong ngành thay đổi công việc nhưng tôi và mọi người trong gia đình chưa từng có ý nghĩ đó. Hiện giá mủ thấp nhưng công nhân cao su vẫn được hưởng đầy đủ chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước và được hỗ trợ vốn làm kinh tế gia đình nên tôi càng yên tâm gắn bó với nghề cha ông đã chọn”.
Công nhân phải biết làm chủ
Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Quang Thịnh, Bí thư Chi bộ kiêm Tổ trưởng Tổ sản xuất số 7, Nông trường Minh Hưng (Bù Đăng) - gia đình công nhân tiêu biểu với nhiều thế hệ tham gia ngành cao su. Từ tình yêu nghề của cha đã truyền lửa cho ông tiếp nối nghề cạo mủ cao su từ năm 1986 đến nay. Gần 32 năm gắn bó với nghề, ông thấu hiểu những nhọc nhằn của buổi đầu và cũng biết, cuộc sống gia đình đầy đủ như hôm nay là nhờ gắn bó với ngành cao su. Cũng vì yêu nghề, ông động viên 2 con là Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Quang Dũng làm công nhân khai thác của Nông trường Minh Hưng.
Ông Thịnh nhớ lại: Năm 1984, bố mẹ tôi đưa các con vào tỉnh Sông Bé (cũ) với hy vọng cuộc sống sẽ bớt khốn khó. Mọi thứ khi ấy rất thiếu thốn, phải xuống bưng lấy nước dùng hằng ngày; bàn ghế làm bằng những tấm ván tạm bợ. Công việc thời kỳ công ty mới thành lập rất nhiều nên ngày ngày bố mẹ đi làm, anh em chúng tôi đến trường. Lớn hơn một chút thì chúng tôi thay nhau ra lô phụ bố mẹ. Tôi vẫn còn nhớ như in tháng lương đầu tiên bố mẹ nhận được là gạo, thịt và gia đình tôi vui mừng lắm vì không còn lo đói nữa.
Bà Mai Thị Sáu, vợ ông Thịnh, cũng là công nhân cao su đã nghỉ hưu năm 2014 tiếp lời: “Ngày trước, ở quê vào làm kinh tế mới chỉ mong đủ ăn, chứ chưa bao giờ dám mơ mua xe ôtô hay đi du lịch nước ngoài. Điều đó bây giờ đã thành sự thật, gia đình không những đủ ăn mà còn có tiền để dành phòng khi ốm đau, nuôi con ăn học”.
Trong suốt thời gian gắn bó với nghề, ông Thịnh vinh dự được nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp công ty cùng nhiều bằng khen của UBND tỉnh, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... Ông Thịnh nói: “So với các ngành nghề khác, công nhân cao su có nhiều lợi thế vì được làm chủ vườn cây, áp dụng kỹ thuật - khoa học giúp tăng năng suất, sản lượng mủ được giao khoán khai thác”.
Trong suốt buổi trò chuyện với gia đình ông Thịnh, ông Trần Duy Biên, Phó giám đốc nông trường rất phấn khởi khi nói về các thế hệ trong một gia đình gắn bó với đơn vị. Với ông, đó là niềm tự hào, hạnh phúc. Đảng, Nhà nước, ngành cao su luôn nghĩa tình, quan tâm đến mọi hoàn cảnh và luôn ghi nhớ công lao đóng góp của các thế hệ đi trước. Bởi thế, trách nhiệm của ông là phải động viên, giáo dục con cháu luôn đam mê, gắn bó với nghề và không quên thế hệ đi trước để có cuộc sống như hôm nay.
T.Mảng