【kết quả trận silkeborg】Doanh nghiệp Việt có sức sống kiên cường và khả năng chống chịu tốt

doanh nghiep viet co suc song kien cuong va kha nang chong chiu totTham gia “sân chơi” EVFTA, doanh nghiệp Việt lo bị thâu tóm
doanh nghiep viet co suc song kien cuong va kha nang chong chiu totCảnh báo nguy cơ thâu tóm doanh nghiệp Việt qua góp vốn mua cổ phần
doanh nghiep viet co suc song kien cuong va kha nang chong chiu totDoanh nghiệp Việt chiếm hơn 45 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu
doanh nghiep viet co suc song kien cuong va kha nang chong chiu totKhông nghiên cứu kỹ, doanh nghiệp Việt bị đối tác Hoa Kỳ lừa
doanh nghiep viet co suc song kien cuong va kha nang chong chiu tot
TS. Vũ Tiến Lộc.

Hậu Covid-19, ông nhận thấy các DN Việt Nam đã phục hồi như thế nào?

Gần đây, VCCI đã tiến hành một cuộc khảo sát về thực trạng của cộng đồng DN. Kết quả cho thấy, có tới 55% DN cho biết sẽ tiếp tục duy trì quy mô sản xuất hiện tại trong quý 3, 22% có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, chỉ 21% sẽ thu hẹp quy mô, tạm dừng hoạt động. Xu hướng này là đáng khích lệ và tốt hơn rất nhiều so với thực trạng DN mà VCCI công bố tại một số cuộc khảo sát trước đó. Kết quả này còn cho thấy sức sống kiên cường, khả năng chống chịu của các DN Việt Nam trong điều kiện khó khăn, khủng hoảng là rất cao, có thể bừng dậy ngay khi có cơ hội và điều kiện thuận lợi hơn.

Theo ông, để phục hồi hiệu quả hơn nữa, các DN cần những điều gì?

Tuy tình hình DN đã được cải thiện, nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều gian nan. Vì thế, những biện pháp trợ giúp kịp thời từ Chính phủ là vô cùng quan trọng. Cộng đồng DN trong nước hết sức cảm kích trước những gói tài khoá, gói tín dụng với quy mô chưa từng có, để hỗ trợ DN, thể hiện tinh thần sẻ chia, đồng hành cùng DN. Nhưng điều quan trọng nhất được DN mong muốn là các cơ quan và tổ chức có liên quan thúc đẩy thực thi thật nhanh, hiệu quả, minh bạch và công tâm các gói hỗ trợ đã được ban hành. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, nhanh một ngày thì DN sống, chậm một ngày DN có thể sẽ không còn, thì lúc đó các biện pháp hà hơi, tiếp sức sẽ chẳng có ích gì.

Nhưng DN vẫn cần các giải pháp căn cơ và dài hạn hơn trong thời gian tới. Như Thủ tướng đã nói “trong nguy có cơ”, cơ hội ở đây là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI vừa được VCCI công bố cũng ghi nhận sự hài lòng của cộng đồng DN với các cấp bộ Đảng, chính quyền đạt mức cao nhất trong vòng một thập kỷ rưỡi vừa qua. Ở trong nước, niềm tin của người dân và DN đang tiếp tục được khơi dậy. Trên phạm vi quốc tế, làn sóng dịch chuyển các chuỗi cung ứng toàn cầu lớn nhất trong lịch sử nhân loại, kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, đang nhắm chọn Việt Nam là điểm đến an toàn.

Cũng cần phải nhấn mạnh, hậu Covid-19, phục hồi nền kinh tế không phải là trở lại ngày hôm qua và tái khởi động không phải là vẫn làm theo cách cũ. Vì thế, để đón nhận cơ hội này, đẩy mạnh cải cách thể chế là nền tảng quan trọng nhất. Khi tôi hỏi nhiều doanh nghiệp lớn, ngay cả trong lúc đang khó khăn nhất của đại dịch, xem họ cần gì, họ đã thẳng thắn và chân tình chia sẻ: Biết Nhà nước khó khăn, DN không xin tiền, chỉ xin cơ chế. Tâm thế đó của DN là tâm thế của người chiến thắng. Chính sự minh bạch hóa, đơn giản hóa để rút ngắn tối đa thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính mới là giải pháp cứu cánh bền vững cho DN.

doanh nghiep viet co suc song kien cuong va kha nang chong chiu tot

Các DN Việt Nam cũng cần phải có những hành động như thế nào để đón lấy các cơ hội hậu “khủng hoảng” Covid-19, thưa ông?

Thế giới sau đại dịch sẽ khác nhiều. Các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được định hình lại một cách tin cậy hơn và bền vững hơn. Vì thế, DN sẽ phải kinh doanh sáng tạo và có trách nhiệm hơn. Thời cơ vàng này đang đem đến cho chúng ta vận hội mới.

Để chủ động đón nhận dòng vốn đầu tư FDI mới, cộng đồng DN cần chủ động tham gia kiến tạo và vận động đưa các công đoạn sản xuất, kinh doanh phù hợp, có giá trị gia tăng cao hơn vào Việt Nam mà không thụ động chờ họ tìm đến với mình. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là các DN nhỏ và vừa, cần xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ và chương trình quốc gia nâng cao năng lực quản trị của cộng đồng DN, giúp các DN đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp triển khai thực hiện các yêu cầu quốc tế hoá và số hoá, thực hiện các mô hình kinh doanh bền vững, sáng tạo và có trách nhiệm. Nhà nước kiến tạo song hành với cộng đồng DN sáng tạo và có trách nhiệm xã hội sẽ là “đôi cánh” để nền kinh tế Việt Nam có thể bay lên.

Hiệp định Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA và EVIPA) được ví như “đường cao tốc” cho những bứt phá về kinh tế, kết nối giao thương với EU, theo ông, DN và cơ quan chức năng cần tận dụng cơ hội này như thế nào cho hậu Covid-19?

EVFTA và EVIPA sẽ giúp chúng ta có cơ hội để hiện thực hóa những kỳ vọng bứt phá của thời kỳ phục hồi kinh tế sau đại dịch. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng, đối với DN và các cơ quan Nhà nước có liên quan, “đường cao tốc” EVFTA, EVIPA không phải là con đường miễn phí. Để DN và đất nước tận dụng được những cơ hội từ đường cao tốc này, chúng ta phải đầu tư.

Với các DN, trước hết phải bỏ thời gian và công sức để tìm hiểu về các cơ hội, thách thức từ Hiệp định. Sau đó các DN phải đầu tư để thay đổi nguồn cung, chuỗi sản xuất, qua đó đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ của Hiệp định. DN phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, để có được những sản phẩm tốt, chất lượng cao, giá cả phải chăng đáp ứng yêu cầu của thị trường. Nói cho cùng, các hiệp đinh thương mại này chỉ mở ra con đường giao thương thuận lợi, không tự nhiên mang đến thành công cho bất cứ DN nào nếu DN đó không có đủ sức cạnh tranh.

Với Nhà nước, để EVFTA, EVIPA thực sự là một động lực cải thiện nền kinh tế, Nhà nước cần phải đầu tư cho 3 công trình trụ cột – nền tảng quốc gia cho năng lực cạnh tranh: Hoàn thiện thể chế, nâng cấp cơ sở hạ tầng, năng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đường cao tốc thì không nên có thêm “đường mòn” hay “lối mở”, chúng ta phải bảo đảm cán bộ thừa hành phải biết và hiểu đúng việc cần làm; ngăn chặn được các biểu hiện “xin-cho”, nhũng nhiễu “hành” DN, tạo ra “ổ gà, ổ voi" về thủ tục trong quá trình thực thi EVFTA, EVIPA. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng cần phải nhanh chóng thiết kế các chính sách, chương trình, các biện pháp hỗ trợ cần thiết, không trái cam kết, để trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn sau đại dịch, DN nội có đủ sức cạnh tranh và hợp tác với đối thủ mạnh từ EU, để những nhóm yếu thế không bị bỏ lại phía sau.

Xin cảm ơn ông!