Ngoại Hạng Anh

【bd ltd c2】VNACCS tạo ra các quy trình thủ tục đơn giản hóa, minh bạch

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:La liga  查看:  评论:0
内容摘要:Ông Michael A. Trueblood. Thưa ông, lý do nào khiến USAID phối hợp với Tổng cục Hải quan (TCHQ) để bd ltd c2

vnaccs tao ra cac quy trinh thu tuc don gian hoa minh bach

Ông Michael A. Trueblood.

Thưa ông, lý do nào khiến USAID phối hợp với Tổng cục Hải quan (TCHQ) để tham vấn doanh nghiệp trong lĩnh vực thủ tục hải quan?

Mục tiêu của USAID là thông qua Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện của USAID hỗ trợ việc tăng cường minh bạch hóa hệ thống pháp luật của Việt Nam qua đó đem lại lợi ích cho cả Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp. TCHQ đã và đang tiến hành tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp đối với mọi quy định và quy trình thủ tục mới để đảm bảo cách tiếp cận cởi mở và thông thoáng cho quá trình hiện đại hóa hải quan.

Việt Nam là thành viên của Công ước Kyoto sửa đổi, theo đó các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ tham vấn định kỳ với doanh nghiệp. Tham vấn cũng là một yêu cầu của Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của (TFA) của WTO và USAID cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện Hiệp định này.

USAID cũng đang cùng TCHQ thể chế hóa cơ chế tham vấn, còn JICA thì hỗ trợ TCHQ tự động hóa quy trình thông quan.

Hệ thống VNACCS đóng góp vào triển khai Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA) của WTO như thế nào, thưa ông?

Là một phần của quy trình hiện đại hóa hải quan, trọng tâm của chính sách thực thi thủ tục hải quan điện tử của Chính phủ Việt Nam là Hệ thống VNACCS. Hệ thống này hoạt động 24/7, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở tờ khai hải quan điện tử ở bất cứ thời điểm nào, nhờ đó góp phần tiết kiệm chi phí, nguồn lực và nhân lực cho doanh nghiệp, đồng thời giúp nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.

TCHQ cũng đã giới thiệu hệ thống thanh toán điện tử dựa trên Hệ thống VNACCS. Các biện pháp tạo thuận lợi thương mại chủ yếu theo quy định của TFA phụ thuộc rất nhiều vào quy trình khai báo hải quan điện tử. Các yêu cầu về xử lý trước khi hàng đến, quản lý rủi ro, kiểm tra sau thông quan, chương trình doanh nghiệp ưu tiên, cơ chế một cửa quốc gia liên quan mật thiết tới Hệ thống này.

Ông đánh giá thế nào về công tác đơn giản hóa thủ tục XNK và đáp ứng các cam kết quốc tế của Việt Nam?

Theo ghi nhận của cộng đồng doanh nghiệp, Hệ thống VNACCS đã tạo ra các quy trình thủ tục đơn giản hóa, minh bạch và rõ ràng, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Theo báo cáo, nhờ hệ thống VNACCS các yêu cầu giấy tờ đã giảm bớt, thủ tục nhanh hơn, thời gian chờ đợi ít hơn, thao tác nhập liệu dễ hơn, giảm sai sót là tất cả các yếu tố mà cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao.

Bên cạnh đó, đây cũng là kết quả của nỗ lực đơn giản hóa thủ tục của TCHQ, Bộ Tài chính cụ thể là sửa đổi các luật và quy định cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện của các cơ quan Hải quan. Việc tham vấn góp phần củng cố sự tin tưởng lẫn nhau và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với khu vực tư nhân trong quá trình thay đổi.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều công việc cần làm, đặc biệt là củng cố cơ chế phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho hàng hóa xuất nhập khẩu. Các bộ, ngành cần phối hợp tích cực và chặt chẽ hơn để đơn giản hóa các thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu – hiện vẫn đang chiếm 72% tổng thời gian xuất nhập khẩu.

Xin ông cho biết kế hoạch của USAID và TCHQ nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách, thủ tục hải quan đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp?

USAID, thông qua Dự án GIG, sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam gia nhập và thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO và thực thi Nghị quyết 19 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016.

Các hoạt động cụ thể bao gồm thể chế hóa cơ chế tham vấn giữa Hải quan và doanh nghiệp, đơn giản hóa các quy định về xuất nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa, rà soát lại các thủ tục và quy định pháp lý đối với kiểm tra chuyên ngành, mở rộng các lợi ích của chương trình doanh nghiệp ưu tiên thông qua việc áp dụng nghiệp vụ đo lường tuân thủ.

USAID cũng đang cùng cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) hỗ trợ TCHQ trong các nỗ lực xây dựng chương trình quản lý rủi ro và ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau giữa các đối tác thương mại lớn của Việt Nam và Hoa Kỳ để đảm bảo lợi ích cho các nhà xuất nhập khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế./.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap