【phạt góc】Luật Đầu tư công sửa đổi sắp về đích
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi). Ảnh: Quốc hội |
Đồng thuận với phương án Chính phủ trình
Trong thời gian nghỉ giữa hai đợt của Kỳ họp thứ tám,ậtĐầutưcôngsửađổisắpvềđíphạt góc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên thứ 39, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo một số luật, trong đó có Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Đây là một trong số các dự ánluật được Chính phủ đề nghị thông qua theo quy trình một kỳ họp (thông lệ là 2 kỳ họp) để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc có tính cấp bách theo tinh thần đổi mới tư duy xây dựng pháp luật.
Theo lời Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, việc sửa luật nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tưcông, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra. Mục tiêu sửa luật còn để khắc phục những bất cập trong xây dựng và thực hiện Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, kịp thời áp dụng quy định mới cho việc xây dựng Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.
Một trong các nhóm vấn đề lớn được các vị đại biểu quan tâm cho ý kiến cả khi thảo luận tại tổ và hội trường là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, nhiều ý kiến đại biểu kiến nghị chỉ nâng mức dự án quan trọng quốc gia lên gấp 2 lần (Chính phủ đề xuất gấp 3 lần), như các nhóm dự án A, B, C. Quy định HĐND quyết định chủ Luật Đầu tư công sửa đổi sắp về đích trương đầu tư dự án (Chính phủ đề xuất chuyển UBND), còn UBND cùng cấp quyết định đầu tư dự án. Nhiều đại biểu cũng đề nghị giữ thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn như luật hiện hành (hiện tại là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề nghị phân cấp cho Thủ tướng).
Ông Mạnh nêu rõ, ý kiến của các đại biểu tương đồng với ý kiến của Ủy ban Tài chính - Ngân sách được thể hiện trong báo cáo thẩm tra, chưa thống nhất với ý kiến Chính phủ trình do băn khoăn về ảnh hưởng đến phân công kiểm soát quyền lực giữa cơ quan dân cử (HĐND) và cơ quan quản lý nhà nước (UBND). Tuy nhiên, từ ý kiến đại biểu và báo cáo thẩm tra, cơ quan soạn thảo đã tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền và đã được lãnh đạo chủ chốt kết luận thống nhất với nội dung trình của Chính phủ về 3 nội dung này.
“Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã thảo luận và thống nhất giải trình, tiếp thu theo hướng thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, báo cáo Quốc hội đồng thuận với phương án Chính phủ trình”, ông Mạnh cho biết.
Giải trình thêm về các nội dung cụ thể, về nâng quy mô dự án quan trọng quốc gia, ông Mạnh nói, Luật Đầu tư công năm 2019 quy định tiêu chí mức vốn đầu tư công đối với dự án quan trọng quốc gia là từ 10.000 tỷ đồng trở lên. Tuy nhiên, thực tế, tiêu chí dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên đã được áp dụng từ năm 1997, đến nay, quy mô nền kinh tế của nước ta đã tăng hơn 10 lần so với năm 2000 và tăng hơn 2,5 lần so với năm 2013, nguồn lực đầu tư công đã và đang được tập trung cho các dự án quy mô lớn, có tính chất liên vùng, có tính lan tỏa cao.
“Việc nâng quy mô vốn đầu tư công đối với dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng (gấp 3 lần) nhằm phân cấp mạnh mẽ hơn trong quản lý đầu tư công, bảo đảm tính ổn định trong thực hiện Luật”, ông Mạnh nêu lý do thống nhất với phương án Chính phủ trình.
Thêm quy định ràng buộc với quyết định chủ trương đầu tư
Về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C, khi thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng, việc phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án từ HĐND sang UBND là thay đổi lớn, cần nghiên cứu đánh giá tác động kỹ lưỡng, toàn diện, đề nghị giữ như quy định hiện hành.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh giải thích, theo báo cáo của Chính phủ, việc thay đổi về thẩm quyền đã được cân nhắc kỹ.
Thực tế, việc giao UBND quyết định chủ trương đầu tư dự án đã được quy định tại Luật Đầu tư công năm 2019: “Trong trường hợp cần thiết, HĐND quyết định việc giao UBND cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án”. Vẫn theo báo cáo của Chính phủ, trong giai đoạn 2021-2025, có 43 HĐND cấp tỉnh đã phân cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C cho UBND cùng cấp.
Lý do tiếp theo là, về bản chất, quy định này chỉ thay đổi về cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án từ HĐND cho UBND các cấp. Các nội dung về việc phê duyệt đầu tư và tổ chức thực hiện dự án vẫn giữ nguyên so với quy định hiện hành. Theo đó, chủ tịch UBND các cấp vẫn quyết định đầu tư dự án và UBND các cấp vẫn là cơ quan chủ quản, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án, HĐND các cấp thực hiện giám sát quy trình tổ chức triển khai thực hiện. Do đó, về mặt năng lực tổ chức thực hiện dự án thì vẫn do các cơ quan này bảo đảm như hiện tại.
Để bảo đảm tính chặt chẽ, ông Mạnh cho biết, Dự thảo Luật đã quy định điều kiện ràng buộc đối với việc quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công. Theo đó, một dự án nếu muốn được quyết định chủ trương thì phải bảo đảm phù hợp với các quy hoạch liên quan, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, bảo đảm nguồn vốn và khả năng cân đối vốn được cấp có thẩm quyền thông báo (đối với vốn ngân sách địa phương do HĐND các cấp), mà các nội dung này đều do HĐND là cơ quan quyết định.
Về thời gian thông qua luật, qua 2 lần thảo luận, bên cạnh một số ý kiến đại biểu nhất trí thông qua Luật ngay tại Kỳ họp thứ tám, một số ý kiến đề nghị rà soát kỹ lưỡng, nếu còn nhiều ý kiến khác nhau thì chưa nên thông qua trong kỳ họp này.
Theo Thường trực Ủy ban Thẩm tra, Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đảm bảo chất lượng theo yêu cầu và mong muốn của đại biểu Quốc hội, quá trình thảo luận tại Quốc hội cho thấy các nội dung đã rõ, bám sát tinh thần đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật.
“Việc ban hành Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ tám, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 sẽ tạo căn cứ pháp lý đồng bộ để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai kịp thời, áp dụng ngay trong năm 2025 để triển khai những quy định mới trong chuẩn bị xây dựng và thực hiện Kế hoạch Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030”, Chủ nhiệm Lê Quang Mạnh nêu quan điểm.
Không còn ý kiến khác nhau giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội không mất nhiều thời gian thảo luận như với một số dự án luật khác, nên cũng được đề nghị thông qua tại một kỳ họp.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với phạm vi sửa đổi luật, cơ bản thống nhất với các nội dung lớn, giải trình, tiếp thu luật theo đề xuất của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, thống nhất hoàn thiện Dự thảo Luật để thông qua tại kỳ họp này”, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, về đầu tư công, khi sửa Luật Thủ đô đã phân cấp hết cỡ cho Hà Nội, nhưng Luật Đầu tư công sửa đổi mở còn mạnh hơn, dẫn tới một số quy định của Luật Thủ đô trở nên không bằng quy định mới đó. Chẳng hạn, Luật Thủ đô quy định phân cấp cho Thường trực HĐND Thành phố quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư, nhưng Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi phân cấp đến tận UBND và chủ tịch UBND. Do vậy, phải sửa Luật Thủ đô, nếu không quy định cho Thủ đô chặt hơn quy định cho cả nước.
Vì thế, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị tiếp tục rà soát Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi để có phương án xử lý phù hợp.