Ngược lại,ếtlộbíquyếtdẫnđầulĩnhvựcbándẫkết quả club america việc tách rời chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu “cực kỳ khó khăn và đắt đỏ”, nếu không muốn nói là không thể.
Christophe Fouquet, phó chủ tịch và giám đốc bộ phận kinh doanh của nhà sản xuất thiết bị đúc chip giá trị nhất thế giới cho biết, bất kỳ một quốc gia đơn lẻ nào đều sẽ gặp thách thức trong việc hiện thực hoá giấc mơ tự chủ nền công nghiệp bán dẫn.
“Tại ASML, chúng tôi không tin việc tách rời là điều có thể. Rồi mọi người sẽ nhận ra chỉ có một cách để thành công trong ngành công nghiệp này, đó là hợp tác”, Fouquet nói.
Nhận định của lãnh đạo cấp cao ASML được đưa ra trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Ấn Độ và Trung Quốc đang thúc đẩy sản xuất bán dẫn trong nước với hi vọng đạt được sự tự chủ chip.
Theo Fouquet, bí quyết thành công của ASML là sự hợp tác lâu năm với các nhà cung ứng quan trọng trên toàn cầu như Zeiss (cung cấp linh kiện quang học) và Cymer (cung cấp nguồn sáng trong máy in thạch bản tia cực tím), cũng như sự hỗ trợ từ khách hàng lớn như TSMC và Intel.
ASML đang là nhà sản xuất máy in thạch bản tia cực tím (EUV) thiết bị bán dẫn tiên tiến độc quyền trên thế giới với các loại chip dưới 7 nanomet. Chip di động trong iPhone 14 Pro cao cấp và bộ xử lý đồ hoạ của Nvidia đều được xây dựng trên công nghệ 4nm, trong đó máy của nhà sản xuất Hà Lan là vai trò không thể thiếu.
Hiện không một đối thủ nào của ASML, gồm cả Nikon và Canon (Nhật Bản) hay Shanghai Micro Electronics Equipment (Trung Quốc) có đủ năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực in thạch bản tiên tiến. Trong khi đó, Mỹ thậm chí còn không có công ty nội địa nào sản xuất thiết bị này.
Mặc dù sẵn sàng cho hợp tác xuyên biên giới, song ASML tin rằng một số linh kiện phức tạp nhất, tốt hơn chỉ có một nhà cung cấp. “Khoản đầu tư vào Zeiss để có bộ phận quang học EUV là rất lớn. Bạn không thể có đủ kinh phí đề đầu tư một cách dàn trải”.
Hiện phần lớn hoạt động sản xuất của ASML được thực hiện tại một xưởng sản xuất duy nhất, cũng là trụ sở chính của công ty. Fouquet nói rằng, họ có thể giữ lại phần lớn, từ 80% đến 90% hoạt động sản xuất ở đó cho đến ít nhất là năm 2026.
ASML cho biết, họ cũng hợp tác chặt chẽ với các nhà sản xuất thiết bị chip hàng đầu khác, chẳng hạn như Tokyo Electron, Lam Research and Applied Materials do các máy móc cần được liên kết với nhau để tạo thành một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh. Sự hợp tác được tiến hành từ giai đoạn đầu của quá trình R&D, bởi vậy các bên có sự phụ thuộc rất lớn.
“Chúng tôi trao đổi những thông tin cần thiết với đối tác. Sự phụ thuộc đôi khi cũng giúp ích, nếu không các công ty sẽ gặp rắc rối”, Fouquet chia sẻ.
(Theo NikkeiAsia)