World Cup

【bóng đâ trực tiếp】Xây cầu nối giữa cơ quan Thuế và doanh nghiệp

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Sự hài lòng của doanh nghiệp với cơ quan Thuế ngày càng caoHải quan Bắc Ninh công khai 65 doanh nghi bóng đâ trực tiếp

Sự hài lòng của doanh nghiệp với cơ quan Thuế ngày càng cao
Hải quan Bắc Ninh công khai 65 doanh nghiệp nợ thuế
Xử lý tiền thuế nợ: Doanh nghiệp,âycầunốigiữacơquanThuếvàdoanhnghiệbóng đâ trực tiếp người nộp thuế và cơ quan quản lý đều được lợi
Xây cầu nối giữa cơ quan Thuế và doanh nghiệp

Khởi đầu không dễ dàng

Kể từ khi Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử được Chính phủ ban hành, toàn ngành Thuế đã bền bỉ tuyên truyền, kêu gọi doanh nghiệp tham gia chuyển đổi. Nếu các thành phố lớn như: Hà Nội hay TPHCM có điều kiện thuận lợi để áp dụng hóa đơn điện tử, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã quen việc tương tác với cơ quan Thuế qua môi trường điện tử thì ở các tỉnh xa, nhất là những tỉnh miền núi, việc phổ biến hóa đơn điện tử khó hơn gấp bội lần.

Như ở Điện Biên, là một tỉnh miền núi phía Bắc có khó khăn về đặc thù vị trí địa lý. Chia sẻ với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Mạnh Chuyển, Phó Cục trưởng Cục Thuế Điện Biên cho biết, hiện Cục Thuế tỉnh đang quản lý hơn 1.000 doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, trong đó có không ít các doanh nghiệp còn hạn chế về trình độ công nghệ, giới hạn về khả năng tài chính, chưa cập nhật kịp thời các chủ trương, chính sách nên không mấy “mặn mà” khi nghe đến thay đổi hình thức hóa đơn hay triển khai phần mềm hóa đơn điện tử. Chính vì vậy, sau hơn 1 năm vận động, "lôi kéo" doanh nghiệp tham gia hóa đơn điện tử, đến nay mới có chưa đến 50 doanh nghiệp tham gia dịch vụ này. Hơn nữa, số doanh nghiệp tham gia hầu như là những doanh nghiệp có quy mô và hệ thống hạch toán rộng như: Công ty điện lực, Công ty nước…

Hay tại Yên Bái, Cục trưởng Cục Thuế Yên Bái Nông Xuân Hùng thẳng thắn thừa nhận, việc triển khai hoá đơn điện tử tại địa phương này gặp không ít khó khăn do kinh tế, cơ sở hạ tầng, cũng như trình độ nhận thức của các doanh nghiệp còn hạn chế. Nhiều đơn vị đã quen sử dụng hóa đơn giấy truyền thống nên ngại thay đổi. Một số doanh nghiệp chưa muốn sử dụng hoá đơn điện tử do lo ngại về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin không đảm bảo hoặc có sai sót trên hóa đơn sẽ khó sửa chữa.

Thực tế cũng cho thấy, tại các tỉnh miền núi, phần lớn doanh nghiệp đều gặp khó khăn.

Huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu là một huyện mới vô cùng khó khăn cả về kinh tế cũng như vị trí địa lý xa xôi, cách trở. Chi cục Thuế huyện Nậm Nhùn quản lý chưa đến 40 doanh nghiệp, trong đó cũng có hơn 10 doanh nghiệp hoạt động thường xuyên. Nói về việc triển khai hoá đơn điện tử tại huyện nghèo này, cán bộ thuế đều “thở dài” bởi 100% doanh nghiệp do Chi cục Thuế huyện quản lý đều là doanh nghiệp siêu nhỏ. Không ít doanh nghiệp phải đến hàng tháng trời mới phát sinh một hoá đơn nên để vận động doanh nghiệp đầu tư máy tính, hệ thống đường truyền, chi phí ban đầu để triển khai hoá đơn điện tử là vô cùng khó khăn.

Xây cầu nối giữa cơ quan Thuế và doanh nghiệp
Số lượng doanh nghệp triển khai hoá đơn điện tử trên cả nước đang gia tăng từng ngày. Ảnh: Thuỳ Linh.

Xoá rào cản, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Trong thời đại phát triển kinh tế số, việc quản lý của cơ quan Thuế cũng phải “số hoá” là điều tất yếu và việc các doanh nghiệp phải chuyển đổi sang sử dụng hoá đơn điện tử chỉ là câu chuyện “không sớm thì muộn” mà thôi. Chia sẻ về kế hoạch triển khai nhiệm vụ này, hầu hết các cục thuế đều thể hiện sự quyết tâm cao và đã có những lộ trình, phân công công việc từ sớm để đảm bảo đúng tiến độ Tổng cục Thuế đã đề ra.

Để từng bước tháo gỡ khó khăn, giúp doanh nghiệp tiếp cận hoá đơn điện tử, Cục Thuế Yên Bái chủ động tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ thuế, các doanh nghiệp và cả các hộ kinh doanh lớn trên địa bàn. Cùng với đó, Cục Thuế đã tổ chức hỗ trợ, hướng dẫn người nộp thuế thực hiện hoá đơn điện tử từ khâu đăng ký đến các khâu quản lý, báo cáo sử dụng hóa đơn thông qua điện thoại đường dây nóng hoặc hỗ trợ trực tiếp tại bộ phận "Một cửa” của cơ quan Thuế các cấp. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, cơ quan Thuế giới thiệu, kết nối họ với các đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ có uy tín như: Viettel, VNPT Yên Bái, Công ty Misa....để các doanh nghiệp này tiếp cận, triển khai hoá đơn điện tử một cách thuận lợi nhất, vướng mắc ở đâu sẽ được hướng dẫn kịp thời.

Một cán bộ tin học tại Cục Thuế Điện Biên phụ trách hỗ trợ hoá đơn điện tử cho doanh nghiệp chia sẻ, việc hỗ trợ người nộp thuế được Cục Thuế hỗ trợ mọi lúc, mọi nơi theo yêu cầu của người nộp thuế. “Tất cả những vướng mắc đều được cơ quan Thuế sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ tích cực. Việc hỗ trợ này có thể được thực hiện thông qua điện thoại, hoặc hỗ trợ trực tiếp tại cơ quan Thuế, qua thư điện tử, qua teamviewer (ứng dụng hỗ trợ trực tuyến) và hỗ trợ bằng văn bản. Để hỗ trợ doanh nghiệp, chúng tôi không ngại bất cứ hình thức giao tiếp nào, kể cả việc đến trụ trở doanh nghiệp để “cầm tay chỉ việc” miễn sao công việc hiệu quả, doanh nghiệp hào hứng với hoá đơn điện tử và cơ quan Thuế hoàn thành nhiệm vụ được giao”, cán bộ thuế này chia sẻ.

Nhờ sự hỗ trợ "không mệt mỏi" của cơ quan Thuế nên số lượng doanh nghệp triển khai hoá đơn điện tử trên cả nước đang gia tăng từng ngày.

Theo ông Lê Văn Phước, Giám đốc Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Hoa Sen Yên Bái, từ tháng 1/2019, công ty bắt đầu chuyển từ hóa đơn giấy truyền thống sang hoá đơn điện tử. Lúc đầu, doanh nghiệp cũng rất băn khoăn về hệ thống đường truyền chậm, có thể ảnh hưởng đến việc xuất hóa đơn bán hàng. Thêm vào đó, với đặc thù là loại hàng hóa nặng cồng kềnh khi đi đường không có hóa đơn giấy kèm theo có thể sẽ bị các cơ quan chức năng gây khó dễ. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện cho thấy, hệ thống mạng hoạt động thông suốt, việc xuất hóa đơn diễn ra nhanh chóng, dễ dàng, doanh nghiệp không bị gây khó khăn khi sử dụng hoá đợn điện tử. Quan trọng hơn, khi sử dụng hoá đơn điện tử, việc quản lý, tra cứu hóa đơn rất thuận tiện, doanh nghiệp không lo mất, hỏng hóa đơn, khi cần có thể tìm và chuyển đổi ngay thành bản in giấy.

Từ nay đến thời điểm doanh nghiệp phải chuyển đổi hoàn toàn sang hoá đơn điện tử (1/11/2020) không còn xa. Cơ sở pháp lý đã đầy đủ với hệ thống Nghị định, Thông tư hướng dẫn rõ ràng. Điều quan trọng bây giờ chính là công tác triển khai của cơ quan Thuế, tư tưởng của doanh nghiệp. Dù việc chuyển đổi là tất yếu nhưng nếu doanh nghiệp không ủng hộ, không tin tưởng hình thức hoá đơn hiện đại này cũng sẽ khó khăn trong quá trình triển khai, nhất là tại những địa phương có tình hình kinh tế khó khăn như các tỉnh miền núi. Chính vì vậy, rất cần sự đồng lòng, đồng lực của cả hai phía để ngành Thuế có thể bắt kịp cuộc đua “số hoá” đang lan toả trên mọi mặt của nền kinh tế Việt Nam.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap