【91 phut link】Tăng hệ số điều chỉnh giá đất: nguy cơ giá nhà tăng vọt
Các chuyên gia cho rằng việc tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 từ 19-30% so với năm 2018 sẽ gây biến động cho thị trường địa ốc TPHCM. Ảnh: Thành Hoa
Người mua để ở bị ảnh hưởng trực tiếp
Sở Tài chính TPHCM đang lấy ý kiến các sở,ănghệsốđiềuchỉnhgiáđấtnguycơgiánhàtăngvọ91 phut link ngành về hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 trên địa bàn TPHCM. Theo dự thảo, hệ số được đề xuất tăng từ 19-30% so với năm 2018 (năm 2018 tăng 5-8,33%). Hệ số này được áp dụng trong trường hợp các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện nghĩa vụ tài chính, thủ tục hợp pháp hóa quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở.
Theo lý giải của Cục Thuế TPHCM (thuộc Sở Tài chính TPHCM), giá trị mua bán nhà đất bình quân trên thị trường hiện cao gấp 4-6 lần so với giá nhà, đất do UBND TPHCM quy định. Nhiều trường hợp kê khai giá chuyển nhượng nhà đất quá thấp, thậm chí có nhiều hợp đồng chuyển nhượng nhà đất kê khai giá mua bán thấp hơn mức quy định. Do đó, Cục Thuế kiến nghị UBND TPHCM tăng giá đất để tăng số thu thuế thu nhập cá nhân, tăng lệ phí trước bạ khi giao dịch nhà đất tại TPHCM.
Nhận xét về đề xuất trên của Sở Tài chính, ông Nguyễn Đức Tài (ngụ quận Thủ Đức, TPHCM), người chuyên mua bán nhà đất, cho biết Cục thuế dẫn lý do nhiều trường hợp kê khai giá chuyển nhượng nhà đất quá thấp, thậm chí có nhiều hợp đồng chuyển nhượng nhà đất kê khai giá mua bán thấp hơn mức quy định nên cần tăng giá đất để thu thuế là không đúng. Trên thực tế, dù người dân kê khai giá trị chuyển nhượng nhà đất thấp dưới mức quy định thì ngành thuế vẫn lấy giá đất do nhà nước quy định cộng với giá trị hình thành tài sản trên đất để xác định giá trị chuyển nhượng, làm cơ sở tính thuế, lệ phí trước bạ. Vì thế, người dân có kê khai thấp thì cũng phải đóng thuế theo bảng giá nhà nước đưa ra.
Do vậy, hầu hết người bán căn nhà thứ 2 trở lên phải nộp thuế thu nhập cá nhân 2% (trừ khi người bán chỉ có căn nhà duy nhất); còn người mua nhà đất phải nộp lệ phí trước bạ 0,5%. Như vậy, khi giá đất do nhà nước quy định tăng thì giá trị chuyển nhượng tăng, kéo số thuế thu nhập cá nhân đối với người bán căn nhà thứ 2 tăng, đồng thời người mua nhà cũng bị tăng thêm lệ phí trước bạ.
“Tăng hệ số giá đất như dự thảo sẽ làm tăng thuế thu nhập cá nhân, tăng lệ phí trước bạ. Các loại thuế tăng thêm đều được cộng vào giá bán nhà, đất và người cuối cùng phải chịu các khoản tăng thêm vẫn là những người mua nhà để ở”, ông Tài phân tích.
Cùng quan điểm, ông Bùi Quang Tín, Tổng giám đốc Trường doanh nhân BizLight, nhận định cơ quan thuế đưa ra lý do người dân kê khai giá mua bán thấp hơn giá thị trường gấp nhiều lần làm thất thu thuế, phí để tăng giá đất là không thuyết phục. Bởi lẽ, khi người dân chuyển nhượng nhà hoặc đất, cơ quan thuế đã có đầy đủ cơ sở tính thuế, phí giá đất do nhà nước quy định.
Còn trường hợp người dân kê khai giá mua bán nhà đất theo giá thị trường, thường cao hơn mức do cơ quan thuế đưa ra thì cơ quan thuế căn cứ vào mức giá này để tính thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ.
“Nếu giá đất do nhà nước quy định ngang bằng giá thị trường thì thuế và phí sẽ tăng lên rất nhiều, làm cho nhà đất tăng giá đột biến. Người mua nhà để ở sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Còn các đối tượng “cò nhà đất”, người mua đi bán lại - những đối tượng cần đánh thuế thì không bị ảnh hưởng”, ông Tín nói.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM, cũng cho rằng mức tăng từ 19-30% so với năm 2018 là quá cao và chưa hợp lý, bởi lẽ chỉ số tăng giá (CPI) 9 tháng đầu năm 2018 chỉ là 3,57% so với cùng kỳ năm 2017, và cả năm 2018, chỉ số CPI cũng được dự báo không vượt quá 4%.
Nên bỏ khung giá đất
Đề xuất tăng hệ số điều chỉnh giá đất của Sở Tài chính hiện cũng chưa nhận được sự đồng thuận của cơ quan quản lý nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, hiện có sự chênh lệch giữa giá đất của nhà nước công bố với giá thị trường nên phải cân đối lại. Tuy nhiên, mức độ tăng giá đất cần tính toán hợp lý.
Còn ông Châu của Hiệp hội bất động sản TPHCM đề xuất TPHCM nên tiếp tục áp dụng mức tăng hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 tương đương hệ số điều chỉnh giá đất năm 2018, tức là chỉ tăng từ 5-8,33%. Về lâu dài, để tăng tính chịu trách nhiệm và chủ động cùa thành phố, cần sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 theo hướng Chính phủ không ban hành khung giá đất và giao thẩm quyền cho cấp tỉnh ban hành bảng giá đất có niên độ 5 năm. Hàng năm, các tỉnh, thành phố được điều chỉnh bằng hệ số để đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc giá đất phù hợp với giá thị trường theo quy định của Luật Đất đai.
Nói về khung giá đất, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết việc bỏ khung giá đất đã thảo luận từ năm 2013 song đến nay vẫn không có chuyển biến gì.
“Khung giá đất được ban hành rất thấp, không theo kịp thị trường. Do đó, nên bỏ khung để địa phương tự đưa ra bảng giá đất. Nếu địa phương xây dựng bảng giá đất thấp quá, gây thất thu cho ngân sách thì đưa ra quy chế xử lý”, ông Võ nói và cho rằng hiện TPHCM đã có cơ chế đặc thù để xây dựng bảng giá đất nhưng vẫn phải tính theo khung giá đất do Chính phủ ban hành là không hợp lý.