Empire777

Tiến sỹ Ngô Thành Can, Phó trưởng khoa Khoa tổ chức và quản lý nh& tỷ lệ trực tuyến bóng đá hôm nay

【tỷ lệ trực tuyến bóng đá hôm nay】Lo vỡ quỹ bảo hiểm:Một ông giảm một ông tăng thì...chết dở!

Tiến sỹ Ngô Thành Can,ỡquỹbảohiểmMộtônggiảmmộtôngtăngthìchếtdởtỷ lệ trực tuyến bóng đá hôm nay Phó trưởng khoa Khoa tổ chức và quản lý nhân sự, Học viện Hành chính quốc gia đã phân tích trước thông tin đề xuất chính sách tăng tuổi nghỉ hưu để tránh vỡ quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH).

Để vỡ quỹ thì xem lại khâu quản lý

PV: Thưa ông, Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền vừa có đề nghị nâng tuổi nghỉ hưu (nam 62, nữ 60) để tránh nguy cơ vỡ quỹ BHXH trong tương lai không xa. Ông bình luận như thế nào về đề nghị này, đặc biệt khi vấn đề vỡ quỹ BHXH đã khẩn thiết được đặt ra trong 4-5 năm trở lại đây? Ông đánh giá như thế nào về những biện pháp được đưa ra để tránh nguy cơ vỡ quỹ BHXH trong những năm vừa qua?

Tiến sỹ Ngô Thành Can: - Tôi cho rằng việc đề xuất tăng tuổi tuổi về hưu là một lộ trình tiếp theo của các chính sách từ trước chứ không phải mấu chốt là ở bảo hiểm.

TS Ngô Thành Can: "Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu mấu chốt không phải là bảo hiểm..."

Trước đây một số nhà nghiên cứu chính sách cũng đã đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu với cả tuổi nữ và nam. Đồng thời cũng có chính sách giải quyết đối với những người cán bộ lãnh đạo cấp cao được kéo dài.

Vừa rồi Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội lại đề xuất phương án kéo dài từng năm (nữ 60, nam 62) vì lý do sợ vỡ quỹ thì tôi thấy không được thuyết phục lắm.

Thực ra trên thế giới có hai lộ trình, có một số nền công vụ thì kéo dài tuổi làm việc là bởi vì tuổi thọ của con người ngày một cao hơn nên khi thấy họ còn đủ sức lao động, trí tuệ có thể cống hiến thì nên sử dụng hiệu quả nguồn lực này.

Còn một số quốc gia thì lại cho rằng cống hiến ở khu vực công hay tư thì đều là cống hiến cả. Do đó khi ra chính sách một số người có thể giảm tuổi về hưu chính thức nhưng vẫn đảm bảo có cống hiến nhưng làm thêm ở lĩnh vực tư nhân.

Do vậy việc các nhà quản lý Việt Nam đưa lý do tăng tuổi vì lo vỡ quỹ có lẽ chỉ là một trong những nguyên nhân để kéo dài tuổi nghỉ hưu.

Còn nếu chắc chắn vì lý do lo vỡ quỹ thì phải xem lại khâu quản lý. Chắc chắn là quản lý không tốt bởi trước đó có nhiều ý kiến cho rằng việc quản lý quỹ này có nhiều vấn đề, đặc biệt là số người hưởng ảo nhiều.

Nói như vậy để thấy nếu nói tăng tuổi nghỉ hưu để tránh vỡ quỹ thì sẽ chỉ được một trong nhiều lý do khác mà chưa đề cập.

PV: - Trở lại đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu, đồng nghĩa với việc số công chức hưởng lương sẽ không giảm bớt. Trong khi đó, Chính phủ đã đưa ra Nghị định 132 về vấn đề nghỉ hưu trước tuổi, bản thân Bộ Nội vụ cũng đang xây dựng đề án nhằm tinh giản biên chế, bớt gánh nặng ngân sách. Phải hiểu mâu thuẫn trong việc đề xuất, xây dựng chính sách này như thế nào, thưa ông? Thực tế này có phải là cá biệt không và tại sao lại tồn tại thực tế này?

Tiến sỹ Ngô Thành Can: - Trước hết phải nhận định nếu đặt riêng ra hai chính sách này nhìn tưởng là ổn nhưng thực ra nhưng các nhà kỹ thuật nhìn thì thấy rõ chính sách này mâu thuẫn nhau.

Bộ Nội vụ thì thấy số người hiện nay hưởng lương của nhà nước đông quá nên họ ra Nghị định để giảm bớt số lượng này. Đặc biệt các nhà chính sách hướng tới số người lớn tuổi là những người hưởng bậc lương rất cao nhưng năng suất lao động không được tốt.

Do vậy nếu giảm được lượng này đi thì sẽ tốt cho ngân sách và bù lại thì sẽ thu được một lượng mới vào số lương vẫn bù đắp được nhưng công việc có thể trôi hơn.

Nhưng bên cạnh đó chúng ta lại muốn kéo dài tuổi. Kéo dài thường là tập trung vào những người trình độ chuyên môn cao, chức vụ cao.

Chúng tôi vẫn nói một người hưởng lương cao lớn tuổi có thể nuôi thêm 3-4 người mới vào.

Nguyên tắc ở đây là phải đảm bảo quỹ nhưng năng suất lao động tăng chứ nếu chỉ kéo dài tuổi mà chứng minh không thuyết phục thì khó nghe. Bây giờ các nhà làm chính sách mới đặt vấn đề kéo dài tuổi nghỉ hưu để đảm bảo an toàn cho quỹ, nhưng số liệu không minh chứng rõ thì tính thuyết phục chưa cao.

Từ xưa đến giờ ở Việt Nam có nhiều vấn đề đặt ra. Khi làm chính sách người nào cũng có mục đích riêng nên hay bị chênh nhau. Giống như Bộ Giáo dục và Đào tạo khi làm chiến lược cân đối giữa các trường đại học về số lượng học sinh. Nhưng khi Bộ đưa ra ra kế hoạch thì số liệu lại vênh so với chiến lược nên kế hoạch không cân đối với nhau.

Hay như vấn đề công chức công vụ cũng vậy, chiến lược xác định vị trí việc làm 50% nhưng đến khi ra đề án cải cách công chức công vụ thì lại là 70%, do đó số liệu không đồng nhất với nhau.

Duy trì bộ máy không hiệu quả thì...vỡ quỹ!

PV: - Đặt giả định, đề nghị của cả hai Bộ đều được thông qua thì hiệu quả sẽ ra sao: quỹ BHXH có được giảm áp lực, việc tinh giản biên chế có đạt hiệu quả? Nhiều chuyên gia đã từng thẳng thắn, cứ mỗi lần tinh giản biên chế là bộ máy công chức lại phình lên. Liệu có phải sự thiếu đồng bộ trong việc đưa ra quyết sách là một trong những nguyên nhân của thực trạng này hay không, thưa ông?

Tiến sỹ Ngô Thành Can: - Với tư cách người nghiên cứu về công chức công vụ chúng tôi thấy chính sách giảm biên chế sẽ dễ thành công hơn.

Thứ nhất là chúng ra tập trung vào những đối tượng làm việc không tốt và cần phải thay đổi. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy rõ một số nhóm cán bộ công chức làm việc không tốt mà đẩy họ ra khỏi nền công vụ cũng sẽ là khó làm bởi chúng ta chưa có chính sách đánh giá khả năng thực thi của họ. Do đó phụ thuộc vào việc chúng ta sẽ dùng chỉ số nào để đánh giá xem họ làm việc ra sao.

Nhưng chính sách giảm biên chế đã thực hiện dù trước đó kết quả không cao nhưng ít nhiều cũng có kinh nghiệm.

Còn lộ trình kéo dài tuổi làm việc thì kinh nghiệm của một số nước họ đã từng làm và thực hiện tốt. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của một số nền công vụ thì thấy lộ trình phải tính 5-10 năm chứ không phải là 1-2 năm như chúng ta đang đề xuất.

Những chính sách này phải kèm theo một số chính sách khác để sử dụng hiệu quả cán bộ. vV dụ chính sách đánh giá theo nhiệm kỳ, luân chuyển liên tục để tránh việc đã được bầu làm cán bộ thì mãi là cán bộ.

Còn với bảo hiểm, vẫn đang bàn vì mới là ước đoán không cẩn thận sẽ vỡ. Tôi cho rằng cần phải dựa vào báo cáo số liệu tương đối cụ thể, khi trả bảo hiểm cách tính ra sao, lộ trình, số lượng người đến năm nào thì quỹ chịu đựng được.

Phải rõ ràng và đặc biệt các chế tài cũng phải có để giám sát. Những người vi phạm, những nhân vật ảo khi phát hiện ra phải làm nghiêm. Nếu không thì không có chính sách nào chịu nổi cả. Chính sách tốt mà tổ chức quản lý không tốt thì cũng không thể đảm bảo được.

PV: - Nhiều người cho rằng, nguy cơ vỡ quỹ BHXH và chuyện tinh giản biên chế đều là hai vấn đề cấp thiết có liên quan trực tiếp tới nhau và phải đồng thời giải quyết cả hai vấn đề này. Ông có đồng tình với quan điểm này không và vì sao? Muốn giải quyết cả hai vấn đề này, phải bắt đầu từ đâu và làm như thế nào, thưa ông?

Tiến sỹ Ngô Thành Can: - Nói cả hai đều quan trọng và phải thực hiện đồng thời thì có lẽ chỉ là ý kiến của một số nhà chức năng khi họ chỉ tập trung vào những khía cạnh mang tính chức năng của vấn đề mà không có cái nhìn tổng thể sự phát triển của quốc gia.

Trong khi đó cần phải có cái nhìn xem sự tổng thể đến đâu. Một ông cứ giảm, một ông cứ tăng thì chết dở.

Phải thấy rõ được giảm là giảm với người không đáp ứng được yêu cầu công vụ, còn tăng là với những người phục vụ tốt, năng suất lao động cao.

Chứ nếu cố duy trì bộ máy không hiệu quả mà tiếp tục kéo dài ra thì sẽ đi đến chỗ vỡ quỹ nhanh hơn.

Chúng tôi vẫn đề nghị phải có nhóm có nhà nghiên cứu chiến lược cao cấp để có thể được tham gia vào khi làm tất cả những chính sách này. Để khi chúng ta ban hành ra cái nhìn sẽ thống nhất.

Ví dụ chính sách về giảm biên chế sẽ phải kèm theo chính sách sử dụng, tuyển dụng những người mới vào, thi tuyển cán bộ lãnh đạo cũng như chính sách kéo dài độ tuổi của những người được phép kéo dài, lộ trình đến năm bao nhiêu… nếu không chính sách này sẽ đá chính sách kia. 

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Theo Đất việt

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap