Chiều 18/3,ệtNamcóthểxuấtkhẩunhânlựcBlockchainchothếgiớkeo bong da dem nay Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông (Bộ TT&TT) Nguyễn Thiện Nghĩa đã có buổi tiếp nhà sáng lập Ethereum - Vitalik Buterin, nhân dịp ông này có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Buổi làm việc còn có sự tham gia của đại diện Liên minh Blockchain Việt Nam (Vietnam Blockchain Union - VBU).
Vitalik Buterin là nhà sáng lập Ethereum, nền tảng Blockchain có vốn hóa lớn thứ 2 thế giới (hơn 400 tỷ USD), chỉ sau Bitcoin. Sau sự thành công của Ethereum, Vitalik Buterin đã trở thành một trong những tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới ở tuổi 27.
Chia sẻ với đoàn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông Nguyễn Thiện Nghĩa đã giới thiệu khái quát về sự phát triển của ngành ICT Việt Nam. Theo đó, trong suốt 30 năm qua, lĩnh vực CNTT đã phát triển nhanh và có sự đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Bộ TT&TT xác định tương lai của ngành công nghiệp CNTT sẽ là Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain). Do vậy, người đứng đầu Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông ngỏ ý đề nghị nhà sáng lập Ethereum tư vấn không chỉ về mặt kỹ thuật mà cả góc nhìn về chính sách, kinh tế cho Việt Nam.
Theo nhà sáng lập Ethereum, khi công nghệ đã trưởng thành hơn, các ứng dụng phi tập trung (DApp) trên nền tảng mạng lưới Blockchain đã được nhiều người Việt biết đến. Điều này sẽ còn phổ biến hơn nữa trong tương lai.
Hiện ngày càng nhiều người tham gia vào việc phát triển các ứng dụng phi tập trung cho hàng triệu người sử dụng trên toàn cầu. Đây là những khía cạnh mà Việt Nam cần lưu ý trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này.
Vitalik Buterin cho biết, ông khuyến khích tạo ra sân chơi bình đẳng cho việc tham gia vào các công nghệ mới, từ đó hình thành một hệ sinh thái toàn cầu. Do vậy, ông cũng đưa ra gợi ý về việc thúc đẩy các hoạt động giáo dục, đào tạo để người dùng và các nhà phát triển hiểu hơn về công nghệ, cùng với đó là cách sử dụng.
Theo ông Đinh Lê Tuấn Anh - đại diện Liên minh Blockchain Việt Nam, Việt Nam hiện sở hữu một trong những cộng đồng nhà phát triển Web3 lớn nhất Đông Nam Á với khoảng 400.000 lập trình viên.
Web3 (còn gọi là Web 3.0 hay web phi tập trung) là bước phát triển tiếp theo của các ứng dụng trên Internet. Công nghệ này giúp người dùng có quyền kiểm soát dữ liệu của mình cao hơn, thay vì phải phụ thuộc vào nhà phát triển.
Đây là lợi thế và cũng là cơ hội để đưa Việt Nam lên một tầm cao mới trong lĩnh vực phát triển Web3. Việt Nam cũng có thể trở thành nguồn cung ứng nhân lực outsourcing (gia công) Blockchain cho nhiều quốc gia khác.
Tại Việt Nam, hiện có nhiều dự án Blockchain đang hoạt động, trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Việt Nam cũng có hơn 16,6 triệu người đã trải nghiệm tiền kỹ thuật số.
Trong bối cảnh đó, các chuyên gia đưa ra lời khuyên rằng, để thúc đẩy ngành công nghiệp Blockchain phát triển, Việt Nam nên có chính sách sandbox (thử nghiệm) phù hợp để thúc đẩy các startup Web3, đồng thời, sớm xây dựng khung pháp lý cho việc quản lý tài sản ảo.
Các hoạt động chia sẻ cộng đồng về mặt công nghệ cũng cần cởi mở hơn để đưa Blockchain đến gần với đội ngũ các nhà phát triển. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng nên hình thành danh sách đen và trắng (blacklist, whitelist) đối với các dự án Blockchain để hạn chế tình trạng lừa đảo.
Báo cáo thị trường Crypto Việt Nam do Coin98 Insights thực hiện cho thấy, trong năm 2023, lĩnh vực Blockchain tại Việt Nam phát triển mạnh với việc bắt đầu hình thành một vài hệ sinh thái sản phẩm lớn, có khả năng bổ trợ lẫn nhau. Trong số các dự án do người Việt phát triển, xuất hiện nhiều hệ sinh thái sản phẩm nổi bật như Axie Infinity, Ninety Eight.
Nên cấm hay quản lý tài sản ảo, Bitcoin, sàn giao dịch tiền mã hóa?Việc thừa nhận, cấm hay điều chỉnh tài sản ảo đều sẽ gây ra xung đột lợi ích giữa các nhà đầu tư truyền thống và những người theo đuổi các mô hình kinh doanh số.