Empire777

Thi công đường dây Sơn La - Lai ChâuKhông phải muốn là đượcĐể đẩy nhanh tiến độ dự án, nhất là các c bóng đá ngoại hạng anh đêm nay

【bóng đá ngoại hạng anh đêm nay】Kỳ II: Đâu là lối ra?

Kỳ II: Đâu là lối ra?ỳIIĐâulàlố<strong>bóng đá ngoại hạng anh đêm nay</strong>
Thi công đường dây Sơn La - Lai Châu

Không phải muốn là được

Để đẩy nhanh tiến độ dự án, nhất là các công trình cấp bách, trong nhiều năm qua, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp cơ bản giải quyết những tồn tại và vướng mắc. Trong đó, yêu cầu các đơn vị liên quan phải chú trọng rà soát công tác chuẩn bị đầu tư từ khâu thiết kế, dự toán đến triển khai thực hiện, nâng cao chất lượng tư vấn thiết kế, khảo sát công trình; làm tốt công tác đấu thầu, không để xảy ra sai sót về thủ tục; đẩy nhanh quá trình thu xếp vốn và thanh quyết toán công trình…

Trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB), ngoài việc chủ động làm việc với các sở, ban, ngành và UBND địa phương, các đơn vị đã tăng cường phối hợp với cả hệ thống chính trị của địa phương cùng tham gia như các tổ chức Đảng, Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND… tạo sự đồng thuận, ủng hộ; đồng thời bám sát các tổ chức cơ sở, xác định nguyên nhân, có các phương án chủ động thay thế khi nhà thầu không đáp ứng được yêu cầu.

Tuy nhiên, theo ông Đỗ Đức Mạnh - Trưởng phòng Đền bù Ban quản lý dự án các công trình điện miền Bắc, trong công tác đền bù GPMB, không phải ngành điện muốn là được. Đơn cử như việc áp dụng khung giá đền bù cao nhất theo quy định nhưng việc phê duyệt đơn giá lại do địa phương cân nhắc, quyết định vì còn liên quan đến các dự án khác trên địa bàn.

Trên thực tế, có nhiều công trình đã hoàn thành đến 99% nhưng chỉ cần một vị trí cột vướng mắc có thể làm chậm tiến độ cả năm trời. Trước áp lực đó, nhiều khi, chủ đầu tư, nhà thầu đã phải chấp nhận hỗ trợ đền bù GPMB ngoài số tiền quy định của nhà nước chỉ để… cho xong việc.

Giải pháp cân bằng lợi ích

Có thể nói, các dự án truyền tải điện góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, có vai trò rất quan trọng không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội mà còn bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng... Tuy nhiên, muốn thực hiện, cần có giải pháp đồng bộ lâu dài chứ không thể mỗi lần gặp khó khăn, chủ đầu tư lại phải kêu cứu, hoặc xin “cơ chế riêng” cho từng dự án.

Các chuyên gia cho rằng, trước hết, cần rà soát để sửa đổi, bổ sung văn bản chính sách sao cho tạo được sự đồng thuận, hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và nhà nước, đồng thời cần có chế tài mạnh tay hơn nữa trong việc xử lý người tổ chức, cá nhân cố tình chống đối. Đơn cử như việc đã nhận tiền đền bù nhưng không tự giải tỏa, hay việc cố tình xây dựng nhà cửa, công trình, trồng cây trong mặt bằng trạm biến áp, trên các vị trí móng, hành lang tuyến dự án… đã được UBND các tỉnh chấp thuận địa điểm nhưng đang trong giai đoạn khảo sát, lập dự án đầu tư, chưa công bố dự án nhằm trục lợi.

Bên cạnh đó, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc tháo gỡ những khó khăn cho các dự án truyền tải, nhất là công tác phê duyệt danh mục dự án thu hồi đất; phê duyệt phương án, đơn giá đền bù; xử lý vi phạm hành chính... Thực tế đã chứng minh, khi chính quyền tích cực vào cuộc thì dự án đã hoàn thành, thậm chí hoàn thành vượt tiến độ yêu cầu.

Song song với các giải pháp trên, cần tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ thực thi và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của các dự án, công trình truyền tải điện Quốc gia. Có như vậy mới tháo gỡ nút thắt cho các công trình, dự án một cách triệt để.

Trong khi đợi chờ các cơ quan chức năng rà soát, sửa đổi cơ chế, chính sách, đại diện các Ban quản lý dự án mong nhận được hỗ trợ từ các địa phương cũng như cộng đồng, nhất là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để có thể đáp ứng được tiến độ công trình.
TIN LIÊN QUAN
Kỳ I: Những tồn tại cố hữu

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap