Ngoại Hạng Anh

【kèo nh】Lực đẩy từ hành lang pháp lý cho chuyển đổi số ngân hàng

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Chuyển đổi số ngân hàng phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâmChuyển đổi số giúp giảm tỷ lệ kèo nh

Chuyển đổi số ngân hàng phải lấy người dân,ựcđẩytừhànhlangpháplýchochuyểnđổisốngânhàkèo nh doanh nghiệp làm trung tâm
Chuyển đổi số giúp giảm tỷ lệ chi phí trên thu nhập của ngân hàng xuống dưới 30%
Công bố Trang vàng giải pháp chuyển đổi số hỗ trợ doanh nghiệp
Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho tín dụng tiêu dùng
Công cụ số hiện được coi là lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng. 	Ảnh: TL
Công cụ số hiện được coi là lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng. Ảnh: TL

Tăng sức cạnh tranh bằng công cụ số

Bên cạnh mô hình Ngân hàng số (Agribank Digital) đang triển khai, hiện nay, Agribank đang thử nghiệm và sẽ triển khai theo lộ trình ứng dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chip vào hoạt động giao dịch. Với hình thức này, khách hàng đến Agribank giao dịch chỉ cần chọn dịch vụ và ký duy nhất 1 chữ ký mà không cần viết hay điền bất kỳ thông tin gì bằng tay. Việc mở tài khoản, phát hành thẻ, đăng ký dịch vụ Agribank E-Mobile banking, cho đến vay vốn hay nộp tiền vào tài khoản… đều được thực hiện rất nhanh chóng, an toàn với độ chính xác cao do thông tin khách hàng được hệ thống “đọc” qua chip và được xác thực trực tiếp với cơ sở dữ liệu công dân của Bộ Công an.

Trước đây, với phương thức giao dịch truyền thống, thời gian thực hiện trung bình khoảng 20-25 phút, nay khách hàng chỉ mất từ 4-5 phút để hoàn tất giao dịch nếu sử dụng thiết bị đọc và xác thực thông tin CCCD và các phần mềm hỗ trợ liên quan. Hơn nữa, các khách hàng đã đăng ký thông tin sinh trắc học, lần sau có thể giao dịch tại quầy hoặc tại Agribank Digital/CDM... mà không cần dùng thẻ vật lý hay bất kỳ loại giấy tờ nào.

Ngân hàng HDBank cũng đang cung cấp dịch vụ ngân hàng số với hơn 100 tính năng và kết nối hơn 200 nhà cung cấp dịch vụ để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng chỉ trên một ứng dụng duy nhất, theo tinh thần “All in App HDBank”. Mới đây, App HDBank tiếp tục tích hợp 2 tính năng mới là Thanh toán học phí (SSC), Nạp tiền giao thông (ePass).

Đại diện HDBank cho biết, việc thúc đẩy số hóa mạnh mẽ và toàn diện trong các hoạt động kinh doanh đã tạo ra sức hút lớn đối với khách hàng, đặc biệt ở hướng dịch chuyển sang các kênh số. Cụ thể như những ngày cao điểm nghỉ lễ vừa qua, số lượng giao dịch qua kênh số của HDBank ghi nhận mức độ gia tăng tới khoảng 40% so với số lượng giao dịch bình quân vào các ngày thường. Tính chung xu hướng từ đầu năm, tổng số lượng giao dịch eBanking trong quý 1/2023 đã tăng tới 108% so với cùng kỳ năm ngoái. Chính nhờ đó, theo đại diện HDBank, thay vì tình trạng quá tải và thậm chí bị gián đoạn giao dịch như nhiều năm trước, mùa cao điểm hiện nay lại là cơ hội để các ngân hàng thương mại tạo lợi thế thu hút, gia tăng khách hàng và quy mô giao dịch, cũng như khẳng định thế mạnh trong đáp ứng dịch vụ nhờ năng lực số hóa.

Ông Nguyễn Văn Hương, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng OCB cũng cho biết, việc xây dựng và phân phối sản phẩm ngân hàng trong thời đại số ngày nay bắt buộc phải dựa trên sự am hiểu từng đối tượng khách hàng. Để làm được điều này, ngân hàng phải ứng dụng công nghệ để phân tích hành vi, xu hướng tiêu dùng, độ tuổi, giới tính… từ cơ sở dữ liệu lớn, cộng thêm với việc khảo sát trải nghiệm của khách hàng thông qua khảo sát và đánh giá nhu cầu của khách hàng.

Cụ thể tại OCB, nhu cầu sở hữu nhà riêng của người trẻ hiện nay, nhất là những người trẻ mới lập gia đình là rất lớn. Tuy nhiên, thu nhập của nhóm khách hàng này mới chỉ ở mức trung bình khá và phải trang trải cuộc sống, nuôi con nên phần tích lũy khá nhỏ. Vì thế, sản phẩm cho vay mua nhà dành cho nhóm khách hàng này phải được thiết kế với thời gian cho vay dài hơn thông thường, lên đến 30 năm bởi người trẻ còn thời gian cống hiến rất dài. Bên cạnh đó, cho phép khách hàng trả gốc ít hơn trong những năm đầu và tăng dần về sau để người trẻ bớt áp lực, phù hợp hơn với xu hướng thu nhập tăng dần theo độ tuổi. Tất cả quá trình trên, từ đo lường nhu cầu đến phân tích khách hàng, theo ông Hương, đều phải dựa trên dữ liệu số.

Kỳ vọng lực đẩy từ hành lang pháp lý

Kết quả khảo sát của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế tại Việt Nam (IDG) đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực thanh toán của ngành ngân hàng. Cụ thể, tỷ lệ giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong năm 2023 đã nâng lên mức 41%, từ mức 28% trong năm 2020.

Chia sẻ tại hội thảo dịch vụ tài chính – ngân hàng 2023 diễn ra mới đây, ông Vũ Viết Ngoạn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng đánh giá, tài chính - ngân hàng là ngành có tốc độ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo hàng đầu trong nền kinh tế Việt Nam, thậm chí còn được đánh giá là hàng đầu của khu vực. Hiện nay ở Việt Nam có tới trên 30% dân số sử dụng App để giao dịch với ngân hàng, chỉ đứng sau Trung Quốc với trên 41%.

Ông Vũ Viết Ngoạn cho rằng thành tựu này có được là nhờ vào 3 trụ cột quan trọng giúp cho chuyển đổi nhanh chóng. Thứ nhất là, hạ tầng công nghệ viễn thông và rộng hơn là hạ tầng số đã được Chính phủ đầu tư và coi trọng. Thứ hai là, khuôn khổ pháp luật, chính sách đã được cải thiện, đổi mới theo yêu cầu từ thực tiễn. Thứ ba là, nền tảng dữ liệu phát triển nhanh trong vài năm trở lại đây.

Dự báo thời gian tới, ông Vũ Viết Ngoạn cho rằng, làn sóng chuyển đổi số sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. “Qua trao đổi trực tiếp với lãnh đạo của nhiều ngân hàng, hầu hết các ngân hàng đều đang có chương trình triển khai tập trung vào chuyển đổi số, nhận thức của lãnh đạo các ngân hàng đã thay đổi rất nhiều so với 5 năm trước” – ông Ngoạn chia sẻ.

Các ngân hàng cũng chia sẻ về kỳ vọng hành lang pháp lý sẽ tiếp tục được hoàn thiện trong thời gian tới để tạo cơ sở cho việc chuyển đổi số của ngân hàng. Trong đó có văn bản hướng dẫn triển khai Smart OTP, quy định về khai thác dữ liệu khách hàng… Ông Phạm Đức Duy, Giám đốc trung tâm quản lý và phát triển kinh doanh, Khối cá nhân Sacombank cho biết, ngân hàng đang có kế hoạch tiến xa hơn trong việc sử dụng AI và dữ liệu lớn để phê duyệt tín dụng. Tuy nhiên, việc chưa có văn bản pháp lý hướng dẫn ngân hàng khai thác dữ liệu người dùng và việc phê duyệt tín dụng dựa trên dữ liệu lớn khiến kế hoạch này vấp phải nhiều khó khăn.

Ở góc độ cơ quan quản lý, ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước đang xúc tiến sửa đổi bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật gồm: sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng; sửa đổi Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt; kiến nghị Quốc hội ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động tài chính ngân hàng (sandbox). Dự kiến sẽ có 3 lĩnh vực được phép đăng ký thử nghiệm gồm cho vay ngang hàng, dịch vụ chia sẻ thông tin và chấm điểm tín dụng. Ông Phạm Anh Tuấn cũng kỳ vọng, Bộ Công an sẽ sớm cho các tổ chức tín dụng kết nối vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để hoạt động chuyển đổi số trong ngành tài chính ngân hàng có thể diễn ra thuận lợi hơn.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap