【nhận định trận burnley】Hệ thống y tế đang bị rúng động bởi quả bom Việt Á
XEM CLIP: ĐB Nguyễn Lân Hiếu phát biểu
-------------------------------------------------------
Thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội sáng 1/6,ệthốngytếđangbịrúngđộngbởiquảbomViệtÁnhận định trận burnley Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) nêu thực tế tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, Covid-19 đã đi sang thoái trào.
Không thể vì những vi phạm mà để cả một ngành tê liệt
Ông cho rằng “không ngồi chờ” diễn biến của Covid-19 mà phải phản ứng linh hoạt, đã đến lúc trở về bình thường cũ để hướng tới 2 mục tiêu.
Thứ nhất là phục vụ cho lộ trình mở cửa, phục hồi kinh tế thời kỳ hậu Covid-19. Thứ hai, tránh quá tải cho hệ thống y tế, các bệnh viện đủ sức điều trị cho bệnh lý thông thường và bệnh lý Covid-19.
Theo ĐB tỉnh Bình Định, ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất, để lại hậu quả nặng nề nhất chính là ngành y tế. Cả hệ thống y tế đã trải qua những “giờ phút không thể nào quên”.
Những thành công đã được xã hội ghi nhận bằng nhiều hình thức và những sai lầm đã phải trả giá theo nguyên tắc công, tội phân minh.
“Sau cơn bão lớn việc phục hồi phát triển tốt hơn một ngành trụ cột trong an sinh xã hội sẽ diễn ra như thế nào? Không thể vì những vi phạm xảy ra mà để cả một ngành tê liệt. Những khó khăn trước đây như thu nhập của nhân viên y tế, mua sắm đấu thầu trang thiết bị, vật tư thuốc men không được cải thiện mà còn tệ hơn bao giờ hết”, ĐB đặt vấn đề.
Ông trải lòng, rất nhiều nhân viên y tế, cán bộ BHXH, cử tri, người bệnh đã gửi gắm nỗi lòng của mình, những khó khăn hiện nay và tương lai của hệ thống y tế.
“Tìm được câu trả lời không hề dễ dàng vì những vướng mắc đã kéo dài nhiều nhiệm kỳ, ai cũng nhận ra nhưng ngày càng nhiều hơn, phức tạp hơn. Việc đấu thầu mua sắm trang thiết bị, thuốc men là nỗi lo lớn nhất của đại đa số bệnh viện cả công và tư”, Giám đốc BV Đại học Y chia sẻ.
Một trong những khó khăn theo ĐB Nguyễn Lân Hiếu là thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành do mức lương không tăng và có xu hướng giảm; không đủ cơ sở, phương tiện để triển khai kỹ thuật mới hiện đại khiến các bác sĩ giỏi “đến đâu cũng bó tay, nản lòng”.
ĐB đề nghị Quốc hội rà soát, cho ý kiến chi tiết, cụ thể, sớm hoàn thiện dự thảo Luật khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi trong kỳ này, thông qua ở kỳ tiếp theo…
Với tư cách là bác sĩ đang tham gia điều trị, ông Hiếu mong các lãnh đạo cao cấp, ĐBQH hiểu được phần nào khó khăn ngành y đang gặp phải, không chỉ về vật chất mà cả về tinh thần.
“Sự ổn định và phương hướng phát triển rõ ràng là điều nhân viên y tế chúng tôi cần nhất lúc này. Đại dịch Covid-19 vừa qua đã chứng minh khả năng vượt khó của ngành y tế. Thật tự hào khi tôi được chứng kiến vị Chủ tịch trường đại học y khoa của Mỹ chia sẻ với Thủ tướng về sự khâm phục hình mẫu chống dịch của Việt Nam”, ông bày tỏ.
ĐB bộc bạch thêm về sự đóng góp của ngành y trong phòng chống dịch nhưng chính họ trong thời bình lại vô cùng hoang mang khi những biến cố liên tục xảy ra.
“Những “con sâu” đã bị gạt bỏ ra khỏi hệ thống nhưng những người mới nhận nhiệm vụ lại vô cùng bối rối, loay hoay chưa tìm được đường đi cho đúng vì đụng đâu cũng vướng, làm gì cũng có thể sai khi mà hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh”, ông nêu thực tế.
Tránh thái độ “cứ nhìn vào đâu là thấy tiêu cực ở đó"
ĐB Trịnh Xuân An (Đồng Nai) đề nghị tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình phòng chống dịch trong tình hình mới, không được chủ quan, tiếp tục quan tâm hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, các bệnh viện công lập.
Đặc biệt là có cơ chế chính sách để họ chủ động, tự tin trong mua sắm vật tư, thuốc men, tránh tâm lý “sợ thanh tra, kiểm tra”, không dám làm, không dám mua và thái độ “cứ nhìn vào đâu là thấy tiêu cực ở đó”.
ĐB Trịnh Xuân An cho hay: “Mặc dù hệ thống y tế đang bị rúng động bởi "quả bom" Việt Á nhưng việc chống dịch, chữa bệnh, cứu người, chăm sóc sức khỏe người dân vẫn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu”. ĐB bày tỏ chia sẻ ý kiến của bác sỹ Nguyễn Lân Hiếu.
ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) đánh giá, chúng ta đã hoàn toàn ở trạng thái bình thường mới, chiến lược vắc xin là nhân tố quan trọng và hiệu quả trong phòng chống dịch Covid-19.
Trong chiến lược này có hai điểm trọng tâm đáng chú ý là ngoại giao vắc xin và nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước. Những nỗ lực ngoại giao vắc xin thông qua hoạt động của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và ngoại giao nhân dân đã thành công. Điều đó chứng tỏ Việt Nam không đơn độc trước thử thách của đại dịch, hoàn cảnh.
ĐB cho hay, ngay khi đại dịch xảy ra, Việt Nam đã chủ trương nghiên cứu sản xuất vắc xin Covid-19 trong nước để đảm bảo nguồn cung trong phòng, chống dịch. Chủ trương đó là đúng và cần thiết. Từ tháng 5/2020 đã bắt đầu nghiên cứu, thử nghiệm vắc xin của Việt Nam và kỳ vọng cuối quý 3/2021 sẽ có vắc xin của Việt Nam để sử dụng, tuy nhiên đến nay chưa thấy có vắc xin thương hiệu Việt Nam.
“Thiết nghĩ cần đánh giá rõ thêm quá trình nghiên cứu sản xuất vắc xin ra sao, có tiếp tục nghiên cứu sản xuất như thế nào, triển vọng của vắc xin Việt Nam ra sao?”, ông Tám bày tỏ.
Theo ĐB, bất cứ một chính sách nào được ban hành cũng có nguy cơ bị lợi dụng trục lợi. Bởi vậy, khi ban hành các chính sách, nhất là các chính sách cấp bách phòng chống Covid-19 thì Quốc hội, Chính phủ hết sức quan tâm phòng chống nguy cơ này.
“Rất tiếc hành vi trục lợi chính sách trong phòng chống dịch đã xảy ra”, ĐB nói.
Ông cho hay, hành vi trục lợi xảy ra dưới nhiều dạng khác nhau, từ hoạt động phân phối các nguồn lực hỗ trợ của nhà nước cho các đối tượng bị tác động nặng nề của dịch bệnh đến các hoạt động mang tính nhân đạo như giải cứu lao động về nước, đến hoạt động mua bán sản xuất thiết bị phòng chống dịch… khiến cử tri và dư luận hết sức bất bình.
“Những hành vi đó đã, đang và sẽ bị xử lý nghiêm minh và họ đã, đang đứng trước pháp đình để chịu sự phán xử nghiêm khắc của pháp luật hình sự, trong đó có cả những cán bộ lãnh đạo quản lý.
Điều đó không chỉ thể hiện thái độ không khoan nhượng của Đảng, Nhà nước mà còn chứng minh rằng không có vùng cấm trong quá trình xử lý các sai phạm”, ĐB đoàn Kon Tum nhấn mạnh.
Cũng theo ông, cử tri vẫn băn khoăn các vấn đề đằng sau những hành vi đó là gì, có sự bắt tay câu kết của những hành vi trục lợi hay không, nếu có thì sao lại có cái bắt tay câu kết trên đau khổ của người dân trong đại dịch như vậy. Những vấn đề đó cần tiếp tục làm rõ trong quá trình xử lý các sai phạm thêm.
Thu Hằng - Hương Quỳnh - Trần Thường