Xem số báo danh trước khi vào phòng thi
Bám sát chương trình giảm tải
Ba môn ngữ văn,ểnsinhvàolớpChuẩnbịtâmthếhọcchữhọcnghềgiải u19 iceland toán và ngoại ngữ vẫn được chọn làm các môn thi chính trong năm nay khiến học sinh thở phào nhẹ nhỏm. Đây cũng là năm thứ 2 thực hiện phương án tất cả các trường trên địa bàn TP. Huế đều tổ chức thi tuyển kết hợp với xét tuyển. Chỉ tiêu tuyển sinh trên địa bàn TP. Huế là trên 4.160 em không thay đổi so với năm trước. Tuy nhiên, cách thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển sẽ đảm bảo công tác phổ cập và phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.
Học trong mùa nắng nóng nên cả thầy và trò đều nỗ lực gấp rút hoàn thành chương trình, chuẩn bị ôn tập cho kỳ thi tuyển vào lớp 10 sắp đến. Em Nguyễn Ngọc Ninh, học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, chia sẻ: Nghỉ học suốt 3 tháng liền nên em học chương trình trên truyền hình. Thầy cô dạy bám sát chương trình, kèm cặp những bạn không có điều kiện học trên truyền hình nên các bạn đều theo kịp bài giảng trên lớp. Em nhận thấy, chương trình đã giảm tải khá nhiều”.
Giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, không còn phụ thuộc vào giáo án giúp học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình. Trên cơ sở thực hiện chương trình giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung dạy học được cập nhật, không còn gò bó trong sách giáo khoa hay trong giáo án như thời gian trước. Cô giáo Hoàng Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Chí Diểu, cho hay: Khi nghỉ dịch, nhà trường xây dựng dạy học qua internet và dạy online nên các em theo kịp chương trình. Nhà trường căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá để phân loại học sinh để có kế hoạch phụ đạo cho các em có học lực yếu và bồi dưỡng học sinh khá, giỏi để các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi ”.
Đến thời điểm này, học trên truyền hình vẫn tiếp tục được duy trì nhưng dừng việc dạy bài mới, chuyển sang ôn tập chương trình cho các em. Từ đó, các em có kho dữ liệu để theo dõi, tự ôn tập. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, sở đã lập kế hoạch cụ thể giúp các em có kế hoạch ôn tập trên truyền hình và học ở lớp theo chuẩn kiến thức chung của Sở Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên và học sinh đều chủ động khắc phục khó khăn, chuẩn bị tâm thế tốt khi bước vào kỳ thi.
Khẳng định của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, học sinh sẽ học theo chương trình giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tất nhiên, chương trình giảm tải sẽ không tổ chức kiểm tra, đánh giá trong kỳ thi sắp đến. Các trường đã nghiên cứu ma trận đề và nhận định sẽ tập trung ôn tập những kiến thức mà các em đã học.
Chọn nghề phù hợp với khả năng
Theo Quyết định số 522 ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025” thì mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đến năm 2025 con số này là 40%.
Năm 2020, ít nhất sẽ có 30% học sinh, nghĩa là khoảng 1.700 học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp. Thế nên, các trường đã có kế hoạch hỗ trợ học sinh đăng ký đúng năng lực để chọn trường phù hợp với khả năng các em. Công tác định hướng, phân luồng được đẩy mạnh để học sinh có học lực trung bình trở xuống sớm có lựa chọn phù hợp. Có như vậy mới có thể giảm áp lực trong cuộc đua vào lớp 10 công lập.
Chị Nguyễn Ngọc Anh, có con học lớp 9 Trường THCS Hùng Vương, cho biết: Con tôi có học lực không tốt nên tôi sẽ cho con đăng ký học nghề. Mong muốn là các cơ sở đào tạo nghề có phương pháp tổ chức đào tạo phù hợp với tâm lý, thể trạng của các em".
Ngay từ đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các trường học tuyên truyền, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp và tư vấn phân luồng học sinh, trong đó, chú trọng việc cung cấp thông tin nghề nghiệp cho các em, gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường với cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Mong muốn của phụ huynh và học sinh, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần có sự điều chỉnh trong chương trình đào tạo, phương pháp tổ chức đào tạo phù hợp với thực tế và nhu cầu doanh nghiệp, nhằm bảo đảm học sinh vừa học nghề, vừa học văn hóa, đạo đức, kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm…Sau khi tốt nghiệp, các em sẽ nhanh chóng tìm kiếm được việc làm và có thu nhập ổn định…
Thi tuyển và xét tuyển đồng loạt vào lớp 10 ở các trường trong thành phố được phụ huynh và học sinh hy vọng sẽ đảm bảo công bằng cho các em. Học trường nào cũng tốt cả, kể cả học nghề, miễn các em phải có động lực và mục tiêu học tập rõ ràng, phải hiểu được khả năng của bản thân để biết cách phát huy và khắc phục.
Bài, ảnh: Huế Thu