【thứ hạng của giải vô địch quốc gia nữ úc】Trường Trung cấp Luật Vị Thanh: Từng bước khẳng định thương hiệu
Sau 6 năm đi vào hoạt động,ườngTrungcấpLuậtVịThanhTừngbướckhẳngđịnhthươnghiệthứ hạng của giải vô địch quốc gia nữ úc Trường Trung cấp Luật Vị Thanh (trực thuộc Bộ Tư pháp) đã dần khẳng định được thương hiệu, làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nguồn nhân lực pháp luật cho Hậu Giang và các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tập thể cán bộ, giáo viên của Trường Trung cấp Luật Vị Thanh.
Khó khăn không chùn bước…
Đi vào hoạt động vào năm 2010, nhưng khi đó cơ sở vật chất chưa được xây dựng, khó khăn chồng chất, nhưng với sự nỗ lực của Ban giám hiệu, tập thể cán bộ, giáo viên của trường, sự quan tâm của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hậu Giang, Trường Trung cấp Luật Vị Thanh đã từng bước vượt khó, để làm tốt trọng trách của mình.
Còn nhớ thời điểm đó, tỉnh đã hỗ trợ kịp thời cho trường thuê mượn cơ sở vật chất của Trường Trung cấp nghề tỉnh Hậu Giang, với 3 phòng làm việc, 6 phòng học, 1 hội trường; đồng thời chỉ đạo các xã, phường, thị trấn phối hợp, hỗ trợ nguồn tuyển sinh trung cấp luật cho trường… Trường mới và mọi thứ đều mới mẻ, nhân sự ít, nên để làm tốt công tác tuyển sinh là sự cố gắng đáng ghi nhận. Dù khó khăn, nhưng trường tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng nghiệp trong các trường THCS, THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên… để tăng nguồn tuyển sinh. Rồi niềm vui đã đến, đầu năm 2015, cơ sở vật chất bước đầu đưa vào sử dụng, tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh của trường vô cùng hân hoan. Cũng nhờ có trường, mà một vùng đất khá hoang vu trước đây ở xã Vị Trung (huyện Vị Thủy) đã có điểm nhấn đẹp, khi có ngôi trường khang trang, hiện đại. Trường có diện tích 15ha gồm khu hiệu bộ, khu học đường, khu hội trường, khu nhà công vụ… với kinh phí đầu tư 290 tỉ đồng.
Đó là cả quá trình ròng rã 6 năm trời của ngôi trường này. Người dân đã biết đến trường nhiều hơn, công tác tuyển sinh cũng dần khởi sắc. Có được điều này, phải kể đến việc Ban giám hiệu đã luôn tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ từ Bộ Tư pháp, chính quyền địa phương. Riêng tập thể cán bộ, giáo viên luôn tích cực bồi dưỡng trình độ chuyên môn để nâng cao chất lượng giảng dạy. Chia sẻ về những khó khăn đã qua, tiến sĩ Nguyễn Văn Phụng, Hiệu trưởng nhà trường, nói: “Khi mới đi vào hoạt động, trường thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, lực lượng cán bộ, giáo viên chỉ có 7 người, nguồn tuyển sinh hạn chế… Tuy nhiên, khó khăn đó không làm trường chùn bước, mà đó chính là động lực để nhà trường cùng đoàn kết, cùng nỗ lực để khẳng định chất lượng”.
Xác định việc bổ sung nguồn cán bộ, giáo viên cho trường là “chìa khóa vàng” để trường nâng cao chất lượng đào tạo. Đến nay, trường đã có 40 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Trong đó, có 1 tiến sĩ, 11 thạc sĩ (trong đó: 6 cán bộ, viên chức vừa bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, 1 trường hợp đang làm nghiên cứu sinh), 17 người có trình độ đại học. Cô Trần Thu Trang, giáo viên của trường, chia sẻ: “Công tác tại trường, tôi nhận được sự quan tâm và hỗ trợ nhiệt tình của Ban giám hiệu, đồng nghiệp. Tôi thấy rất mừng vì những tiết dạy của tôi đều có sự tham gia tích cực của các học viên. Các em rất năng nổ và chủ động trong cách học”. Cô Trang vừa hoàn thành xong khóa học thạc sĩ.
Tiếp tục giữ uy tín và nâng cao chất lượng
Điểm nhấn trong công tác đào tạo của trường là gắn chuyện học với hành. Sau khi hoàn thành các học trình lý thuyết, học viên sẽ được trường giới thiệu và gửi thực tập tại chính nơi làm việc của mình. Từ đó, đã giúp các học viên cọ xát với công việc thực tế, thành thạo với nhiệm vụ được giao. Anh Nguyễn Thanh Tú, học viên lớp trung cấp luật khóa 6, bộc bạch: “Học tại trường, tôi được thầy cô hướng dẫn tận tình, đi học mà được thực tập qua chính công việc đang đảm nhiệm sẽ nắm kiến thức rất nhanh”.
Tốt nghiệp ra trường, có ngay việc làm phù hợp với chuyên ngành của mình, em Bùi Hải Đăng, cựu học viên của trường, bộc bạch: “Công việc hàng ngày của em là xác minh các điều kiện thi hành án, lập vi bằng, tổ chức thi hành án theo quyết định của bản án… Hàng ngày, em được tiếp xúc với người dân, được tìm hiểu các văn bản luật, được cọ xát với quá trình thực tế của công việc nên em càng yêu nghề đã chọn. Em rất cảm ơn thầy cô Trường Trung cấp Luật Vị Thanh. Nhờ những kiến thức thầy cô truyền đạt mà nay em đã có công việc ổn định với thu nhập cũng khá lắm”. Hải Đăng hiện làm thư ký nghiệp vụ tại Văn phòng Thừa phát lại tỉnh Vĩnh Long. Đăng tốt nghiệp Trung cấp Luật năm 2013 và hiện đang học liên thông đại học luật tại trường.
Chọn học tại Trường Trung cấp Luật Vị Thanh cũng là cơ hội để các học viên có điều kiện học liên thông cao hơn. Từ năm 2010 đến nay, nhà trường đã và đang đào tạo 7 khóa học trung cấp luật với hơn 1.200 học sinh. Bên cạnh việc thực hiện chương trình đào tạo trung cấp luật, trường còn liên kết với Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh mở các lớp đại học luật. Ngoài ra, còn liên kết Học viện Tư pháp mở 3 lớp công chứng và 1 lớp nghiệp vụ luật sư, phối hợp Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang mở lớp dạy và học pháp luật trên truyền hình, tổ chức 31 đợt phối hợp tư vấn, phổ biến, giáo dục pháp luật với hơn 10.000 người tham dự…
Mỗi con số đã nêu là một sự cố gắng đáng ghi nhận của ngôi trường này và thương hiệu Trường Trung cấp Luật Vị Thanh được kỳ vọng sẽ vang xa hơn với những nỗ lực không ngừng nghỉ của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường…
“Khó khăn thì còn nhiều lắm, nhưng với quyết tâm của mình, Trường Trung cấp Luật Vị Thanh đang có những mục tiêu phấn đấu cụ thể để trở thành cơ sở đào tạo trung cấp luật uy tín cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Để thực hiện mục tiêu đó, nhà trường sẽ không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên bảo đảm chất lượng và số lượng, có kiến thức và kỹ năng giảng dạy tốt. Bên cạnh đó, nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất để phục vụ tốt hơn hoạt động giảng dạy và học tập của học viên”. Tiến sĩ Nguyễn Văn Phụng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật Vị Thanh |
Bài, ảnh: CAO OANH