【bóng đá châu âu hôm nay】Tuyệt đối không để bị động trong điều hành ngân sách nhà nước

Quản lý,ệtđốikhôngđểbịđộngtrongđiềuhànhngânsáchnhànướbóng đá châu âu hôm nay điều hành ngân sách cần tích cực, quyết liệt nhưng đảm bảo khả thi, nuôi dưỡng phát triển nguồn thu
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Đã gia hạn 21 nghìn tỷ đồng tiền thuế, tiền thuê đất
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: "Quyết liệt thực hiện các giải pháp xử lý triệt để nghẽn lệnh trên HoSE"
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa XV với số phiếu bầu cao
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính – ngân sách đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng
Tuyệt đối không để bị động trong điều hành ngân sách nhà nước
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Theo đó, trong tháng 5/2021, với bối cảnh kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, toàn ngành Tài chính đã nỗ lực phấn đấu, triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp chính sách tài khoá và cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Thu ngân sách đạt khá, các nhiệm vụ chi ngân sách cơ bản được đảm bảo, nợ công được kiểm soát trong giới hạn cho phép, đảm bảo an toàn nền tài chính quốc gia; đã khẩn trương trình Chính phủ thành lập Quỹ Vắc-xin phòng Covid-19 và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, DN, cá nhân đóng góp, ủng hộ cho Quỹ.

Chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 6, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc giao Vụ Ngân sách nhà nước hoàn thiện Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 và định hướng kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo ý kiến của Ban cán sự đảng Chính phủ để trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến.

Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và các đơn vị có liên quan, đánh giá tình hình thực hiện thu, chi NSNN 6 tháng đầu năm, phương án điều hành NSNN 6 tháng cuối năm 2021. Trong đó, tuyệt đối không để bị động trong điều hành NSNN; không ban hành các chính sách mới nếu không cân đối được nguồn, tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên để tạo nguồn thực hiện một số nhiệm vụ chi cấp bách.

Trên cơ sở đánh giá sát tình hình thực hiện NSNN năm 2021, sớm xây dựng số kiểm tra đối với dự toán NSNN năm 2022 và kế hoạch tài chính 3 năm 2022-2024; trong đó cần tính đến các kịch bản khác nhau có thể xảy ra để chủ động xây dựng phương án điều hành ngân sách trong trường hợp xấu nhất.

Bộ trưởng cũng chỉ đạo giao Tổng cục Thuế tăng cường công tác quản lý thu; đẩy mạnh chống chuyển giá, trốn thuế; phấn đấu thu hồi nợ đọng thuế; Phối hợp với ngân hàng thương mại quản lý tài khoản người nộp thuế.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để nghiên cứu, sớm trình Bộ thực hiện quản lý thu NSNN trên nền tảng số; Phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Công Thương để có giải pháp quản lý thuế đối với các sản thương mại điện tử, tránh thất thu thuế; Triển khai các bước tiếp theo của dự án hóa đơn điện tử; đẩy mạnh việc tư vấn cho người nộp thuế…

Bộ trưởng cũng giao Tổng cục Hải quan tăng cường công tác quản lý thu; đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Khẩn trương hoàn thiện và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt: Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 và Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018; Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu; Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử.

Đồng thời, đẩy mạnh kiểm tra hàng hóa thông quan, xử lý nghiêm các sai phạm. Rà soát quy định nhập khẩu xe ô tô theo chế độ quà biếu, quà tặng để báo cáo Lãnh đạo Bộ phương án xử lý, không để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách, chế độ của nhà nước để trốn thuế, gian lận thuế.