【nhận định bilbao vs】Nhận diện “điểm nghẽn” trong cải cách thủ tục hành chính
Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) còn chậm,ậndiệnđiểmnghẽntrongcảicáchthủtụchànhchínhận định bilbao vs chưa hoàn thành theo tiến độ đề ra, chưa đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Đó là kết luận của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tại cuộc họp với 3 bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, cùng 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 3 tỉnh: Hải Dương, Quảng Ninh, Tây Ninh về công tác cải cách TTHC, vào giữa tháng 11-2023.
Theo Cục Kiểm soát TTHC (Văn phòng Chính phủ), các bộ, ngành, địa phương đều chưa đồng bộ 100% hồ sơ TTHC lên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết đối với các hồ sơ nộp trực tiếp của một số địa phương đạt rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của Chính phủ như: TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Tại TP Đà Nẵng, tuy tỷ lệ số hóa thành phần hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt 91,53%, nhưng tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa là 0%.
Theo Cục Kiểm soát TTHC, trong thực tế vẫn còn tình trạng công chức tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, lẽ ra phải xử lý trên mạng, nhưng quy trình xử lý hồ sơ sau đó vẫn là trực tiếp. Lãnh đạo các bộ, ngành cho rằng vẫn còn nhiều “điểm nghẽn” trong công tác cải cách TTHC cần được tháo gỡ. Đó là một số TTHC mang tính đặc thù, không thể thực hiện ở mức độ trực tuyến toàn trình (như lĩnh vực ngoại giao); việc số hóa hồ sơ mới dừng ở bước quét (scan), đính kèm lên hệ thống Một cửa điện tử và Cổng dịch vụ công của địa phương, chưa có phần mềm phân tách dữ liệu…
Theo ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai Hệ thống thông tin về đăng ký kinh doanh nhưng chưa có văn bản hướng dẫn về kết nối đồng bộ hồ sơ với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của địa phương, do đó công chức phải cập nhật hồ sơ trên 2 hệ thống, tạo thêm áp lực và mất thời gian xử lý. Các trang dịch vụ công trực tuyến chuyên ngành do Bộ Giao thông vận tải quản lý, hoạt động không ổn định, ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận và giải quyết TTHC; việc thanh toán trực tuyến vẫn còn phức tạp, bất cập, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân.
Nhận diện “điểm nghẽn” trong công tác cải cách TTHC, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang lưu ý những tồn tại trên cần được khắc phục, như: tình trạng chậm công bố TTHC của các bộ làm ảnh hưởng đến việc công bố công khai của địa phương; thực hiện tái cấu trúc quy trình TTHC, dịch vụ công chưa thực chất; dịch vụ công trực tuyến còn phức tạp; việc số hóa vẫn còn chậm và chưa phát huy được hiệu quả; tỷ lệ tái sử dụng dữ liệu số hóa còn rất thấp; chưa bảo đảm việc đồng bộ tình trạng hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, địa phương tập trung rà soát, đơn giản, cắt giảm TTHC, đồng thời phải thận trọng, kiểm soát chặt chẽ quá trình ban hành TTHC mới, bảo đảm các TTHC dễ hiểu, dễ thực hiện và công bố đầy đủ, công khai, kịp thời theo quy định; tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; công khai, minh bạch danh mục TTHC; khai thác triệt để tiện ích Đề án 06 của Chính phủ.
“Các bộ, ngành, địa phương nào đánh giá một cách thực chất sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và công bố công khai kết quả đánh giá đó thì chắc chắn sẽ đạt được những bước tiến lớn trong công tác cải cách TTHC” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Bài, ảnh: Q. THÁI