Một góc thị trấn Măng Đen. |
UBND tỉnh Kon Tum vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung quy hoạch Cảng hàng không Măng Đen vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không,đềxuấtquyhoạchsânbayMăngĐentrịgiátỷđồkết quả giải costa rica sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cùng với việc kiến nghị cập nhật, bổ sung Cảng hàng không Măng Đen vào Quy hoạch, UBND tỉnh Kon Tum còn đề xuất Thủ tướng giao cho tỉnh này làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai thực hiện Dự ántheo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức PPP.
Theo đề xuất của UBND tỉnh Kon Tum, Cảng hàng không Măng Đen có quy mô, cấp sân bay cấp 4E, dự kiến xây dựng tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Lãnh đạo tỉnh Kon Tum cho biết, thị trấn Măng Đen có một số vị trí thuận lợi để xây dựng sân bay: quỹ đất sạch do địa phương quản lý, giao thông kết nối thuận lợi, gần Quốc lộ 24 tốc độ gió nhỏ; khối lượng san bạt tĩnh không nhỏ; có mặt bằng bằng phẳng với khối lượng đào đắp không nhiều thuận tiện cho việc bố trí đường cất hạ cánh).
Công suất thiết kế của Cảng hàng không Măng Đen là từ 3 - 5 triệu hành khách/năm; diện tích đất thực hiện dự án khoảng 350ha. Tổng mức đầu tưDự án khoảng 4.000 tỷ đồng; thời gian thực hiện là từ năm 2023 đến 2027.
Ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum cho biết, Kon Tum tỉnh miền núi cao, biên giới, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên; có vị trí tọa lạc tại khu vực ngã 3 Đông Dương, trong vùng lõi tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; giáp vùng kinh tếtrọng điểm miền trung, kết nối trực tiếp với hành lang kinh tế Đông - Tây (Myanma - Thái lan - Lào - Campuchia - Việt Nam).
Kon Tum cũng là điểm khởi đầu của trục phát triển kinh tế Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn. Kon Tum cách thành phố Đà Nẵng khoảng 300km, cách các khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội từ 110 - 160km; được coi là điểm nối quan trọng giữa vùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về mặt quốc phòng, an ninh và là khu vực bảo vệ môi trường sinh thái quan trọng của cả nước.
UBND tỉnh Kon Tum nhận thấy cần phải có một cảng hàng không để đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa; hỗ trợ công tác quốc phòng an ninh tại địa phương.
Đây sẽ là dự án động lực quan trọng, có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; kết nối tỉnh Kon Tum và các tỉnh trong khu vực với các trung tâm, các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới; góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh trong công tác tuần tra, kiểm soát các vùng biên giới; phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn; đồng thời là dự án động lực quan trọng của tỉnh Kon Tum cần đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025.
Bên cạnh đó, theo ý tưởng khung Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Kon Tum dự kiến sẽ tập trung đầu tư phát triển du lịch tại Khu du lịch Măng Đen; Thủ tướng Chính phủ cũng đã chấp thuận chủ trương lập Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông,
Với việc có khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên đẹp; nếu được đầu tư bài bản sẽ trở thành một khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế và cần có một sân bay để thúc đẩy phát triển du lịch, đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách, đưa du lịch Măng Đen trở thành điểm đến của du khách trong nước và quốc tế.
Được biết, ngoài Măng Đen, chỉ trong vòng 1 tuần qua, đã có 2 địa phương khác cũng kiến nghị bổ sung 2 sân bay vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ GTVT hoàn thiện để trình cấp có thẩm quyền.
UBND tỉnh Sơn La và UBND tỉnh Tuyên Quang cùng gửi văn bản kiến nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng cho phép bổ sung 2 sân bay trên địa bàn vào dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ngoài việc bổ sung sân bay Na Hang (Tuyên Quang) và Mộc Châu (Sơn La) vào quy hoạch đã bước vào giai đoạn hoàn thiện, hai địa phương nói trên cũng đồng thời kiến nghị cấp có thẩm quyền cho phép xây dựng 2 sân bay nói trên theo phương thức PPP ngay trong giai đoạn đến năm 2030.