Empire777

Ở Việt Nam, số doanh nghiệp giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài chỉ chiếm 1%.Từ thực tiễ soi kèo bóng đá việt nam hôm nay

【soi kèo bóng đá việt nam hôm nay】Trọng tài thương mại: Chỗ dựa cho doanh nghiệp khi gặp tranh chấp

dn

Ở Việt Nam,ọngtàithươngmạiChỗdựachodoanhnghiệpkhigặptranhchấsoi kèo bóng đá việt nam hôm nay số doanh nghiệp giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài chỉ chiếm 1%.

Từ thực tiễn cho thấy, các tranh chấp phát sinh khá phong phú, đa dạng và phức tạp, liên quan đến tất cả lĩnh vực thương mại bao gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và thương mại đầu tư. Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Ánh Dương, Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) xung quanh vấn đề này.

* PV: Khi có tranh chấp về thương mại thì doanh nghiệp Việt thường giải quyết như thế nào, thưa ông?

- Ông Vũ Ánh Dương:Trên thực tế, cứ khi có tranh chấp thương mại xảy ra là DN Việt nghĩ ngay đến việc “lôi nhau” ra tòa án giải quyết, vừa gây tốn kém thời gian, tiền bạc vừa không hiệu quả. Chỉ trong vòng 6 năm từ 2008 – 2014, tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý gần 100 nghìn vụ án kinh doanh thương mại. Trong đó, có 21 nghìn vụ án về mua bán hàng hóa.

Tuy nhiên, thực tế bối cảnh hiện nay đòi hỏi phải có cơ chế giải quyết tranh chấp thích hợp, nhanh gọn, hiệu quả để bảo vệ kịp thời các quyền lợi kinh tế của các bên khi tham gia quan hệ kinh doanh, thương mại. Trên thế giới hiện nay, DN rất ít ra tòa khi tranh chấp mà thường sử dụng phương pháp trọng tài thương mại. Song ở Việt Nam, số lượng giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài chỉ chiếm 1%.

* PV: Vậy xin ông cho biết rõ hơn những lợi thế khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài?

- Ông Vũ Ánh Dương:Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, Nhà nước cũng có chính sách khuyến khích phát triển trọng tài thương mại và pháp luật về trọng tài cũng ngày càng hoàn thiện, đồng bộ, đảm bảo quyền lợi của các bên khi tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng như rất tương đồng với pháp luật trọng tài quốc tế.

duong
Ông Vũ Ánh Dương

Tôi cho rằng, phương thức trọng tài có rất nhiều ưu điểm và phù hợp trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại vì hoạt động thương mại luôn đòi hỏi phải khẩn trương, linh hoạt, nhanh gọn và trọng tài hoàn toàn có thể đáp ứng được các tiêu chí này.

Có thể thấy rõ, lợi thế của phương thức trọng tài thương mại là thủ tục tố tụng đơn giản, linh hoạt. Trọng tài các bên có thể thỏa thuận về trình tự, thủ tục, địa điểm, tiêu chuẩn trọng tài viên, đặc biệt là thỏa thuận về thời gian giải quyết vụ tranh chấp. VIAC đã giải quyết nhiều vụ tranh chấp chỉ trong thời gian rất ngắn là 20 ngày.

Bên cạnh đó, các bên được quyền lựa chọn Trọng tài viên và việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là không công khai. Trong kinh doanh, bí quyết và bí mật kinh doanh là yếu tố quan trọng, nhất là những lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, công nghệ cao, nếu xét xử công khai sẽ có nguy cơ bị lộ bí mật. Ngoài ra còn phải kể đến uy tín của doanh nghiệp trên thương trường cũng sẽ bị ảnh hưởng, khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thì doanh nghiệp sẽ không phải băn khoăn, lo lắng về những vấn đề trên.

* PV: Theo ông, để nâng cao giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài thì Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần làm như thế nào?

- Ông Vũ Ánh Dương:Trọng tài là phương thức có nhiều ưu điểm nhưng vẫn là phương thức mới tại Việt Nam, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích, thúc đẩy việc sử dụng trọng tài.

Đồng thời có chính sách ưu tiên và khuyến khích doanh nghiệp sử dụng trọng tài. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài không chỉ góp phần giảm tải khối lượng công việc đang quá tải tại tòa án, mà còn làm giảm nhẹ gánh nặng ngân sách của Nhà nước phải đầu tư cho hệ thống tòa án.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò, tính hiệu quả của trọng tài trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại.

* Xin cảm ơn ông!

Tố Uyên (thực hiện)

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap