【kq bd giao huu hom nay】Học sinh Việt Nam nên chấm dứt thi PISA

Đừng bị PISA đánh lừa !

PISA là 1 kỳ kiểm tra,ọcsinhViệtNamnênchấmdứkq bd giao huu hom nay đánh giá ở tầm các quốc gia, mục đích chính là đánh giá, xếp loại các nền giáo dục (GD) của các quốc gia với nhau. Và là thông qua kết quả này, tác động ngược lại đường lối phát triển GD của quốc gia đó.

Như vậy đây là kỳ thi dành cho lãnh đạo GD, cho các nhà quản lý GD ở mức quốc gia, chứ không phải cho HS, GV hay nhà trường.
 

PISA có đánh giá được năng lực sáng tạo của học sinh?

PISA có đánh giá được năng lực sáng tạo của học sinh?

Người ta thực hiện một kỳ sát hạnh này rất tốn kém và mất rất nhiều thời gian, công sức không những của các lãnh đạo, mà còn mất thời gian cho nhà trường, HS tham gia vào kỳ thi này. Nếu không được "ôn luyện, thì HS không thể thực hiện được kỳ thi này. 

Tất cả những mục tiêu, mục đích của kỳ thi này chỉ là tương đối. Mặc dù việc khảo sát là rất công phu, khoa học và trung thực, nhưng đánh giá cả 1 nền GD là không đơn giản. Cụ thể là qua tất cả các lần đánh giá của PISA từ năm 2000 đến nay, rất nhiều quốc gia đã lên tiếng về sự không chính xác của các chỉ số này. Tuy nhiên số quốc gia tham gia ngày càng đông, chắc do tò mò nhiều hơn là tin tưởng.

Vì sao các chỉ số này không chính xác: kỳ thi này sẽ "hợp" hơn với các quốc gia có truyền thống "ứng thi" nhiều hoặc các quốc gia có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước trong lĩnh vực GD. Nó không hợp với các quốc gia có nền GD khai phóng và tự do (như Anh, Mỹ chẳng hạn). Điều này giải thích tại sao VN mình có thứ hạng cao.

Chỉ cần thi PISA một lần


Tôi đã xem các câu hỏi, hầu hết là các câu hỏi có tính tổng hợp cao, không cụ thể vào 1 kiến thức cụ thể nào. Những câu hỏi này là hay nhưng không thể dùng đại trà trong nhà trường vì nó còn thiếu rất nhiều. Ở những nơi như Mỹ, châu Âu thì những dạng câu hỏi này giáo viên đã quen từ lâu rồi, nhưng Việt Nam còn mới. Do vậy việc tuyên truyền các dạng câu hỏi này cho nhà trường và học sinh Việt Nam là điều nên làm. Một ý nữa: vì kỳ thi này không dành cho học sinh nên PISA không có 1 cơ sở dữ liệu ngân hàng câu hỏi mẫu nào dành cho học sinh cả. 

Việt Nam mình thực hiện 1 lần thi như vậy là đủ rồi, không nên tiếp tục nữa. Việt Nam không cần phải chứng minh với thế giới là có thứ hạng cao. Nếu Việt Nam từ nay tiếp tục luyện thi PISA thật nhiều thì đảm bảo rằng thứ hạng của Việt Nam trong kỳ thi này càng cao. Nhưng để làm gì? Hoàn toàn không cần thiết.


Có cảm giác Bộ GD& DT khi chuẩn bị và viết đề án đổi mới GD lần này đã bị ảnh hưởng rất lớn vào những ý tưởng của PISA. Bằng chứng là các lãnh đạo thường xuyên nói về ý tưởng chủ đạo của đề án đổi mới gần như trùng khít với cách làm câu hỏi của PISA. Hình như lãnh đạo Bộ GD&DT đang đặt hy vọng lớn vào việc sẽ áp dụng cách làm, kiểm tra, đánh giá của PISA vào thực tiễn Việt Nam và hy vọng điều đó sẽ thay đổi nền GD của chúng ta.


Cách kiểm tra, đánh giá kiểu "PISA" chỉ là 1 tác nhân nhỏ. Muốn thay đổi, đổi mới nền GDVN phải nhìn vào thực tế của VN và xác định các vấn đề, bài toán cần giải quyết. Phải làm từ bên trong chứ không thể dựa vào những yếu tố ở bên ngoài được.

PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International Student Assessment – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” do Hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả – chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.

PISA được thực hiện theo chu kì 3 năm một lần (bắt đầu từ năm 2000). Đối tượng đánh giá là học sinh trong độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng – độ tuổi PISA). PISA hướng vào các trọng tâm về chính sách, được thiết kế và áp dụng các phương pháp khoa học cần thiết để giúp chính phủ các nước tham gia rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.

Nhà giáo Bùi Việt Hà
(nguyên giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự, tác giả SGK Tin học)