Ở Huế,âuchuyệnvềmộtbứcbìnhphongnổitiếngởHuếkq bóng đá hom nay bình phong là biểu trưng của phong thủy, là lá chắn để đảm bảo cho sự bình yên của một gia đình, một ngôi nhà, một vùng đất, thậm chí, cả một kinh đô.
Nếu chỉ kể các bức bình phong được xây dựng kiên cố, Huế cũng có vô số các tác phẩm đẹp, đạt đến trình độ mỹ thuật rất cao. Điển hình là hai bức bình phong ghép bằng đá thanh ở lăng Thiên Thọ Hữu (lăng bà Thuận Thiên Cao hoàng hậu, thân mẫu của vua Minh Mạng) và lăng Hiếu Đông (lăng của Tá Thiên Nhơn hoàng hậu, thân mẫu vua Thiệu Trị). Bình phong xây gạch đắp vôi vữa, sành sứ thì có bức bình phong ở Thiên Thành Cục (lăng của Kiên Thái Vương, thân phụ của 3 vị vua Kiến Phúc, Hàm Nghi và Đồng Khánh), bình phong ở Tư Lăng (lăng vua Đồng Khánh), rồi ở lăng Khiêm Thọ (lăng của Lệ Thiên Anh hoàng hậu, chính thất của vua Tự Đức), lăng Tư Thông (lăng bà Hựu Thiên Thuần hoàng hậu, vợ vua Đồng Khánh)… Trong các cung điện, công sở thời Nguyễn thì nổi bật có bình phong tiền của cung Trường Sanh, bình phong hậu của cung Diên Thọ… Trong “muôn hồng nghìn tía” đó, bức bình phong tiền của Cơ Mật Viện vẫn được xem là một tác phẩm độc đáo, được nhà Huế học nổi tiếng người Pháp Leopold Cardière đánh giá rất cao và cho thể hiện lại rất công phu trong tác phẩm La Art Hué (Nghệ thuật Huế), xuất bản từ năm 1936.