【bong đá lu vip】Thị trường phục hồi bất chấp thanh khoản yếu

Biểu đồ diễn biến chỉ số giao dịch VN-Index ngày 8-3.

Biểu đồ diễn biến chỉ số giao dịch VN-Index ngày 8-3.

Lình xình đi ngang

Nếu nhìn từng phiên giao dịch thì chỉ số VN-Index hôm nay có vẻ tốt,ịtrườngphụchồibấtchấpthanhkhoảnyếbong đá lu vip nhưng thực tế là chỉ đủ bù đắp cho phiên ngày hôm qua. Hôm thứ Ba thị trường tăng tới 26,8 điểm thực tế là chỉ bù cho ngày đầu tuần. 4 phiên trôi qua mà thị trường từ đầu tuần tới giờ mới tăng có 2,9 điểm.

Một phiên giảm lại được nối tiếp bằng một phiên tăng khiến diễn biến của thị trường rất khó chịu. Nếu phiên nào giảm sâu thì mức phục hồi sau đó cũng mạnh và ngược lại. Thế nhưng thực tế thị trường không vận động một cách rõ ràng.

Mức tăng 2,9 điểm trong 4 phiên giao dịch đã nói lên rất rõ, thị trường vẫn chỉ là đang lình xình đi ngang ở ngay sát đỉnh cao cũ. Tuần này quỹ FTSE đã bắt đầu giao dịch tái cơ cấu. Cuối tuần này quỹ V.N.M sẽ công bố thông tin và giao dịch từ tuần sau.

Nói tóm lại hai tuần hiện tại sẽ là thời gian các quỹ ETF giao dịch chủ đạo. Vì vậy thị trường rất khó chịu và không chuyển biến rõ ràng được. Bản thân nhà đầu tư cũng tránh giao dịch nhiều ở những tuần như vậy.

Hôm nay tổng giá trị giao dịch thị trường cổ phiếu chỉ có 6.883 tỷ đồng, giảm 22% so với ngày hôm qua. Mức giao dịch này là khá thấp vì trong 2 tuần trở lại đây, ngày giao dịch kém nhất cũng trên 7.100 tỷ đồng tổng giá trị.

Lượng tiền vào thị trường kém đi như vậy thì chỉ có nguyên nhân duy nhất là nhà đầu tư chưa nhìn thấy một cơ hội rõ ràng để giải ngân. Đã dấn thân vào thị trường thì rất khó bỏ, tiền vẫn chỉ nằm trong tài khoản, nhưng mức độ sử dụng lại giảm tùy tình hình.

Chẳng hạn khi thị trường ở trong một xu thế tăng quá rõ ràng thì giá trị giao dịch thường tăng hàng ngày và đạt mức rất cao. Đó là do nhà đầu tư dốc hết tiền vào mua và sử dụng thêm cả vốn vay mượn. Ngược lại, khi thị trường sụt giảm hoặc không có xu hướng, nhà đầu tư sẽ cắt giảm vốn vay và chỉ sử dụng một phần nhỏ vốn để mua bán cho “đỡ cơn nghiền” là chính.

Biểu đồ diễn biến chỉ số giao dịch HNX-Index ngày 6-3.
Biểu đồ diễn biến chỉ số giao dịch HNX-Index ngày 8-3.

Giá trị giao dịch đã suy giảm đáng kể trong tuần này. Hôm đầu tuần giá trị lên tới trên 11.000 tỷ đồng để rồi sau đó giảm xuống quanh 8.000 tỷ đồng và hôm nay chi còn chưa tới 7.000 tỷ đồng. Trong khi đó ở sóng tăng trước tết giá trị giao dịch liên tục duy trì trên 10.000 tỷ đồng/ngày. Chính xu hướng của thị trường đã ảnh hưởng lên thanh khoản hàng ngày.

Chờ giải tỏa áp lực

Nguyên nhân khiến thị trường chưa thể bứt phá là do còn nhiều yếu tố ảnh hưởng chưa được làm rõ. Trực tiếp nhất là các quỹ ETF sẽ mua bán rất lớn và do đó cung cầu trên thị trường sẽ bị ảnh hưởng. Lần nào các quỹ này giao dịch thị trường cũng đều diễn biến lình xình là chính. Người mua chưa muốn mua mạnh vì có thể các quỹ sẽ khiến giá giảm tốt hơn.

Yếu tố bên ngoài cũng đang khiến tình hình trở nên khó đoán. Lúc này tâm lý của nhà đầu tư trong nước đang bị ảnh hưởng nhiều từ biến động của thị trường chứng khoán Mỹ. Các phiên sụt giảm mạnh trên thị trường Việt Nam gần đây đều không vì lý do cụ thể nào cả mà chỉ vì nguy cơ giảm mạnh từ Mỹ.

Ngay như phiên giao dịch hôm hay thị trường tăng mạnh cũng là do thị trường Mỹ hôm qua đã không chịu cú sốc lớn như dự kiến. Phiên VN-Index đột nhiên mất 8 điểm hôm 7/3 cũng là do thị trường phái sinh của Mỹ biến động quá mạnh theo hướng giảm. Nếu thị trường trong nước cứ chịu ảnh hưởng qua lại lớn như vậy thì không thể nào có hướng đi riêng được.

Do vậy áp lực này cần được giải tỏa. Khả năng đầu tiên là thị trường chứng khoán Mỹ có một xu thế tăng hay giảm rõ ràng dễ nhận biết để nhà đầu tư trong nước còn “biết đường mà lần”. Khả năng thứ hai là thị trường trong nước phải có nhiều phiên chứng tỏ rằng đã giảm được ảnh hưởng từ bên ngoài. Tuần trước thị trường đã làm được điều này nhưng những phiên vừa qua mối liên hệ lại tăng lên.

chứng khoán 8-3

Khánh Nhi