【tỷ số trận bồ đào nha】Đức kêu gọi tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Ukraine
Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp ở Sochi (Nga),Đứckêugọitìmkiếmgiảipháphòabìnhchocuộckhủnghoảtỷ số trận bồ đào nha ngày 18/5/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 29/12, Phó phát ngôn viên của Chính phủ Liên bang Đức, ông Wolfgang Buchner cho biết nội các nước này hoan nghênh các sáng kiến ngoại giao nhằm thiết lập các cuộc tiếp xúc với Nga, đồng thời kêu gọi tìm ra giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Ukraine.
Theo ông Buchner, một số cuộc đàm phán sẽ diễn ra, trước hết là cuộc đàm phán tại Geneva (Thụy Sĩ) giữa Nga và Mỹ, sau đó là cuộc họp của Hội đồng Nga-Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về vấn đề đảm bảo an ninh.
Hơn nữa, Nga và Đức cũng đã xác nhận tiến hành đối thoại giữa Cố vấn chính sách đối ngoại của Thủ tướng Đức, Jens Ploetner, và nhà đàm phán Nga về vấn đề Ukraine, Dmitry Kozak.
Ông Buchner cho biết thêm Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã thông báo về cuộc gặp giữa bà với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov trong thời gian sớm nhất, các cuộc đàm phán sẽ được tiến hành trong khuôn khổ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Ông nhấn mạnh những sáng kiến ngoại giao này phù hợp với mong muốn của Chính phủ Đức là giải quyết xung đột bằng biện pháp ngoại giao.
Theo thông báo của các bên trước đó, các quan chức Mỹ và Nga sẽ tiến hành các cuộc đàm phán an ninh vào ngày 10/1/2022, trong đó thảo luận vấn đề Ukraine và kiểm soát vũ khí hạt nhân.
Sau đó 2 ngày, các đại diện Nga và NATO sẽ nhóm họp vào ngày 12/1/2022 trong khuôn khổ Hội đồng Nga-NATO.
Trong ngày tiếp theo, 13/1/2022, Nga cùng Hội đồng thường trực của OSCE, trong đó có Mỹ, cũng sẽ tiến hành đàm phán. Dự kiến, cả hai cuộc đàm phán này sẽ tập trung vào vấn đề Ukraine.
Trong một diễn biến khác, ngày 29/12, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko cho rằng việc NATO triển khai các hệ thống vũ khí tấn công ở Gruzia sẽ tạo ra mối đe dọa trực tiếp đối với Nga và các đồng minh của nước này, đồng thời khẳng định đây là "lằn ranh đỏ" đối với Moskva.
Ông Rudenko nêu rõ việc Gruzia gia nhập NATO và liên minh quân sự này triển khai các hệ thống vũ khí tấn công trên lãnh thổ Gruzia là "lằn ranh đỏ'' đối với Nga vì những hành động như vậy sẽ làm thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự-chính trị của các lực lượng ở Nam Caucasus, cũng như tạo ra mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh của Nga và các đồng minh trong khu vực.
Quan chức ngoại giao Nga còn khẳng định nước này ủng hộ việc chung sống hòa bình và hợp tác bình đẳng với Gruzia bất chấp thực tế là Tbilisi đã cắt đứt quan hệ song phương với Moskva.
Cùng ngày 29/12, Bộ Quốc phòng Belarus thông báo các máy bay chiến đấu của nước này và Nga đã tiến hành một cuộc tuần tra biên giới chung. Tuy nhiên, bộ trên không nêu chính xác khu vực mà hai nước tiến hành tuần tra.
Nga và Belarus có chung đường biên giới với một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Ukraine.
Với lý do đảm bảo an ninh quốc gia, gần đây Nga đã triển khai binh sĩ ở khu vực biên giới giáp với Ukraine, điều mà các nước phương Tây quan ngại và cho rằng Moskva làm gia tăng căng thẳng ở khu vực này.
Tuy nhiên, Nga luôn bác bỏ cáo buộc đó, đồng thời cho rằng việc NATO kết nạp Ukraine sẽ là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Nga./.
Theo TTXVN